Nắm vững công nghệ để dự báo bão

Nắm vững công nghệ để dự báo bão chính xác hơn là nội dung quan trọng đang được các chuyên gia bàn thảo trong những ngày này nhằm giúp việc dự báo báo được chính xác hơn trong tương lai.

Nắm vững công nghệ để dự báo bão chính xác hơn được các chuyên gia quan tâm.

Trong hai ngày 26 – 27/2, dưới sự chủ trì của Ủy ban Bão Quốc tế, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đăng cai tổ chức hội thảo “Nắm vững công nghệ và kiến thức để đáp ứng những thách thức trong kỷ nguyên mới của dự báo bão”.

Đây là hội thảo kỹ thuật chuyên ngành được Ủy ban Bão tổ chức định kỳ 4 năm một lần nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả nghiên cứu về dự báo bão, bàn thảo những hướng đi mới cho công nghệ dự báo bão.

Tại hội thảo, ông Raymond Tanabe, Giám đốc Trung tâm Dự báo khu vực Thái Bình Dương khẳng định, dự báo cường độ bão đã, đang và sẽ là bài toán khó với ngành khí tượng thế giới. Không chỉ Việt Nam, các nước có nền công nghệ hiện đại như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều gặp trở ngại này trong nhiều năm qua.

Ông Trần Hồng Thái, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, công tác dự báo của nước ta hiện còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại khoảng cách với trình độ của khu vực và quốc tế. Hệ thống quan trắc còn thưa thớt, công nghệ lạc hậu, khiến quá trình tiếp nhận số liệu chậm trễ, thiếu chính xác.

Chính vì thế, hội thảo sẽ là cơ hội các chuyên gia quốc tế và Việt Nam trao đổi các vấn đề: Công nghệ quan trắc, phân tích và xác định vị trí tâm và cường độ bão; đánh giá sai số dự báo bão của các hệ thống mô hình; các quy trình dự báo, cảnh báo bão; quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu; dự báo lũ, lũ quét, ngập úng đô thị; ứng dụng số liệu vệ tinh trong theo dõi và phân tích bão; đánh giá tính dễ bị tổn thương do bão và biến đổi khí hậu; quản lý thiên tai ở vùng nhiệt đới để phục vụ phát triển bền vững …

Từ những trao đổi này, các chuyên gia sẽ cùng nhau làm sáng tỏ những giải pháp khoa học công nghệ ứng dụng phù hợp, nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng quốc gia thành viên. Từ đó, hội thảo sẽ khuyến nghị và kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả giá trị thông tin khí tượng thủy văn phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thu Hà

Theo Đời sống
DRAM mới của Samsung có gì đặc biệt?

DRAM mới của Samsung có gì đặc biệt?

Ba năm sau khi ra mắt RAM LPDDR5X có tốc độ 8,5 Gbps, Samsung tiếp tục đạt bước tiến đáng kể trong công nghệ chip nhớ di động khi nâng tốc độ của dòng này lên 10,7Gbps, vượt qua LPDDR5T 9,6 Gbps do SK Hynix giới thiệu năm 2023.
back to top