Nam sa sâm bổ mát phổi chữa ho khan lâu ngày

Nam sa sâm, hay còn gọi sa sâm nam, xà lách biển, cây thường mọc hoang ở bãi cát ven bờ biển. Người dân thường hái lá nam sa sâm làm rau, nấu canh, luộc hoặc ăn sống, nấu nước uống, làm thuốc.

Nam sa sâm vị thuốc quý.

 Một số cách làm thuốc từ nam sa sâm:

-Chữa phế nhiệt ho khan, viêm họng hái lá Nam sa sâm phối hợp rau má mỗi vị 50g  sắc nước uống thường xuyên.

-Chữa tiểu buốt, tiểu gắt, viêm tiết niệu Nam sa sâm phối hợp với rễ tranh tươi mỗi vị 50g sắc uống.

-Chữa đau do sứa biển cắn giã nhuyễn cả cây nam sa sâm đắp nơi sứa cắn.

 -Chữa phổi nóng ho lâu ngày rễ nam sa sâm sắc nước uống thường xuyên.

-Nhân dân còn dùng nam sa sâm thay bắc sa sâm chưa bệnh như:

-Chữa gan yếu, thiếu máu vàng da: Sa sâm 12g, khương hoàng 12g, tiểu hồi hương 4g, nhục quế 4g. Sắc uống.

-Chữa ngực bụng đầy đau, ợ chua, sán khí: bắc sa sâm 12g, đương qui 12g, câu kỷ tử 24g, mạch đông 12g, sinh địa 20g, xuyên luyện tử 6g. Sắc  uống. Tác dụng: Dưỡng âm sơ can, lý khí.

-Chữa phế âm suy kèm nhiệt, biểu hiện như ho khan, ho có ít đờm, giọng khàn do ho kéo dài, khô cổ và khát: Dùng sa sâm với mạch đông và xuyên bối mẫu sắc uống.

 -Chữa ho lâu ngày do phế âm hư: Sa sâm 12g, mạch môn 9g, ngọc trúc 12g, sinh biển đậu 8g, tang diệp 8g, thiên hoa phấn 8g, cam thảo 4g, sắc uống.

 -Chữa bệnh viêm nhiễm thời kỳ hồi phục, có triệu chứng âm hư như: họng khô khát, táo bón: Mạch môn, sinh địa. Tùy chứng gia liều vừa đủ.

Lương y Phan Thị Thạnh

(Hội Đông y TP Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top