Năm 2021, 382 doanh nghiệp phát hành lượng TPDN gần 714 nghìn tỷ đồng

Theo đó, giá trị phát hành này tăng 64% so với 2020. Trong đó, bất động sản vẫn là ngành phát hành nhiều trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhất, chiếm tỷ trọng gần 40%.

Đây cũng là ngành nghề có lãi suất sơ cấp bình quân cao nhất, gần 9,8%.

Ngân hàng là ngành xếp thứ hai về tỷ trọng phát hành, chiếm 33% lượng TPDN, tăng 3,9 điểm % so với 2020.

Trước đó, ngày 10/11/2021, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 16/2021/TT-NHNN, quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN. Thông tư này đã có hiệu lực từ ngày 15/01/2022.

Theo đó, tổ chức tín dụng không được mua TPDN có mục đích tái cơ cấu nợ, để góp vốn, mua cổ phần và để tăng quy mô vốn hoạt động.

Trong vòng 12 tháng sau khi bán TPDN chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UPCOM, tổ chức tín dụng không được mua lại TPDN đã bán, hoặc TPDN cùng lô/cùng đợt phát hành với TPDN đã bán.

Sau 12 tháng kể từ khi bán TPDN, tổ chức tín dụng chỉ được mua lại TPDN đã bán hoặc các TPDN khác cùng lô/cùng đợt với TPDN đã bán.

Nhưng phải trong trường hợp, bên mua TPDN này đã thanh toán đầy đủ số tiền mua TPDN cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp phát hành được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất.

Tổ chức tín dụng chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất.

Đồng thời, tổ chức phát hành không có nợ xấu trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm tổ chức tín dụng mua TPDN.

Tổ chức tín dụng không được bán TPDN cho công ty con của chính mình...

Năm 2021, tình trạng phát hành trái phiếu doanh nghiệp ồ ạt đã gây ra nhiều hệ lụy. Các cơ quan chức năng đã phát hiện ra nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng nề trong thời gian dài nhưng vẫn phát hành số lượng lớn TPDN, tạo rủi ro tiềm tàng đối với nhà đầu tư. 

Không những thế còn xuất hiện nhiều lô trái phiếu phát hành chui, không xin phép cơ quan chức năng. 

Thủ tướng đã yêu cầu lập đoàn kiểm tra các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp,... phát hành trái phiếu, nhưng không rõ việc này đã thực hiện đến đâu và liệu có được công bố công khai hay không?

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top