Kẽm ổn định hệ miễn dịch
Kẽm phần nhiều có trong thức ăn thịt, gan, trứng, sữa, cá, tôm… nguồn thực vật như: Củ dền, rau dền, và các loại rau củ quả có màu xanh đậm, đỏ đậm, vàng đậm.
Kẽm là một khoáng vi lượng, không thể thiếu trong quá trình phát triển của cơ thể. Kẽm bảo vệ hệ thống miễn nhiễm nhất là cơ quan sinh dục và tiền liệt tuyến.... Kẽm rất cần thiết cho việc tổng hợp protein và hình thành collagen cho tế bào.
Kẽm ngăn chặn sự co cơ (vọp bẻ, chuột rút) và giúp chế tạo insulin ngừa đái tháo đường. Kẽm quan trọng cho việc ổn định hệ miễn dịch và hồng cầu, đặc biệt kẽm rất cần cho sự phát triển và duy trì hoạt động cơ quan sinh dục, nhất là tuyến tiền liệt. Những người trung tuổi cần bổ sung kẽm để phòng bệnh tuyến tiền liệt.
Nếu cơ thể thiếu kẽm thường biểu hiện táo bón, tóc rụng, móng tay chân dễ bị gãy, vết thương lâu lành, trẻ em chậm phát triển thể lực, tâm thần, giảm chức năng sinh dục, dễ bị nhiễm khuẩn.
Kali điều hòa âm dương
Kali có nhiều trong chuối, đậu nành, ngũ cốc, đậu mè, nấm, rau củ quả tươi, khô các loại. Kali là chất rất cần cho sự hoạt động bình thường của cơ tim. Kali giữ vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa, tham gia hệ thống đệm điều hòa pH của tế bào.
Kali giúp duy trì áp lực thẩm thấu của tế bào và cân bằng toan kiềm, tham gia vào quá trình tổng hợp protein và glycogen, tạo các xung động thần kinh, và bài tiết insulin, vào quá trình giãn cơ. Kali là chất cân bằng của natri và đóng vai trò căn bản trong quá trình phân phối nước, điều hoà âm dương của cơ thể.
Sắt chống thiếu máu, tăng miễn dịch
Các nhà khoa học cho biết có 2 loại sắt mà cơ thể có thể hấp thu là heme và non-heme. Sắt heme có nhiều trong thịt động vật như: gan, bầu dục heo, bò, nghêu, sò, ốc, hến, trứng, tôm hùm...ở thực vật như bồ ngót, nấm mèo, mè đen, rau đay, rau ngò, rau muống, đậu mè khác... Nên sử dụng vitamin C có thể giúp tăng 50% lượng chất sắt hấp thu. Nên dùng nồi sắt nấu ăn: như xoong chảo bằng sắt nấu thức ăn sẽ tăng lượng chất sắt trong thức ăn lên gấp 10 lần.
Sắt là chất quan trọng trong cơ thể, có trong mọi tế bào và rất cần thiết trong việc duy trì sự khoẻ mạnh của hệ miễn dịch, sự phát triển của các tế bào. Hầu hết chất sắt được dự trữ trong hemoglobin và myoglobin - 2 tế bào protein máu đỏ có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô và cơ.
Những người ăn chay, những người bị bệnh tiêu hoá rất dễ thiếu sắt.
Chất xơ điều hòa nhu động ruột, ngừa tim mạch, ung thư
Chất xơ có chứa rất nhiều trong các loại rau củ quả, đậu, hạt, ngũ cốc các loại khác. Chất xơ được chia làm hai loại. Chất xơ không hoà tan, chủ yếu là các xenlulo có nhiều trong hoa củ quả và các loại rau. Chất xơ hoà tan gồm pectin, pentozan cùng với chất dịch nhày, có nhiều trong cùi của các loại quả họ cam bưởi thanh long và một số loại quả khác.
Một chế độ ăn giàu chất xơ mang lại cảm giác no, rất có lợi cho chế độ ăn ít năng lượng. Ở trong ruột non các chất xơ hút nước, nở ra và giữ luôn các muối mật trong lớp chất nhầy và thải ra ngoài, không cho hấp thu trở lại máu.
Vai trò của chất xơ là giúp điều hòa nhu động ruột, chống táo bón, béo phì, viêm ruột kết, bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư kết tràng, tiểu đường, giảm cholesterol huyết ngoài ra còn giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa.
Khi sử dụng chất xơ cần lưu ý cũng không nên ăn quá nhiều chất xơ vì có thể sẽ bị cản trở việc hấp thu canxi có nguy cơ tăng loãng xương.
Lương y Nguyễn Minh (Trung tâm y tế Việt - Nga)