Món ăn hỗ trợ nam giới hiếm muộn

(khoahocdoisong.vn) - Theo y học cổ truyền, nam giới hiếm muộn phần nhiều do số lượng, chất lượng tinh trùng không đủ, nguyên nhân có liên quan đến thận khí, thận tinh, suy giảm. Dưới đây là những món ăn có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh, ích tủy giúp khắc phục hiếm muộn nam.

Giá đậu xào thập cẩm: Giá đậu xanh 200g, rau hẹ 100g, hành tây 20g, tôm nõn 50g gia vị vừa đủ xào ăn tuần vài lần.

Cháo chim sẻ: Chim sẻ 5 con làm sạch, gạo mới 100g, đậu xanh100g, rau mùi 20g, giá đậu gia vị hành tiêu mắm muối vừa đủ nấu cháo ăn.

Canh bông lý (hoa thiên lý): Hoa lý 100g, tôm tươi 100g bóc vỏ, rau hẹ 40g, dầu hào, gia vị vừa đủ xào ăn.

Súp hải sâm: Hải sâm 200g làm sạch thái lát, tôm sú 100g bóc vỏ, mực 40g, nấm hương 20g, cơm cháy 100g, nước cốt gừng 1 muỗng thêm gia vị dầu hào nước vừa đủ nấu chín múc ra tô cho cơm cháy vào ăn.

Ngọc kê xào hẹ: Tinh hoàn gà trống 100g, rau hẹ 50g, nấm đông cô 20g, hành tây 20g, cà rốt 20g, dầu hào, gia vị mắm muối bột nêm vừa đủ, xào ăn.

Ngọc dương hầm thuốc: Tinh hoàn dê 1 cái, nhục thung dung 30g, câu kỷ tử 20g, gia vị, hành, gừng, mắm muối vừa đủ hầm ăn.

Thịt dê hầm cà rốt: Thịt dê 100g, cà rốt 50g, hành tây 50g, gừng, hành, gia vị hầm ăn.

Canh rau ngót bào ngư: Thịt bào ngư 100g, rau ngót 150g thêm gia vị nấu canh ăn.

Cháo trứng thịt băm: Trứng gà so có trống một quả, thịt heo băm 20g, xào chín thơm, hành tím 2 củ, rau mùi 50g. Khi cháo chín cho trứng, rau thơm, gừng, hành ăn tuần vài lần.

Cá rô đồng om bông súng: Cá rô đồng 3- 5 con khoảng 300g làm sạch, bông súng 100g, thêm hành củ, gừng gia vị vừa đủ hầm ăn.

Câu kỷ tử: Mỗi tối đi ngủ nhai 15 - 20g câu kỷ, nhai liên tục một tháng.

Bầu dục heo tiềm thuốc: Bầu dục heo 1 cái bổ đôi lấy sạch gân trắng bóp gừng, thục địa 20g, hoài sơn 20g, sơn thù 14g, câu kỷ 14g, đỗ trọng 14g, thỏ ty tử 12g, ba kích 14g, nhục quế 4g, phụ tử 4g, thêm gừng, hành, gia vị vừa đủ tiềm ăn.

Ngoài ra, trong thực đơn hàng ngày nên trọng dụng các món ăn bổ thận khí, sinh tinh và dưỡng chất có lợi cho người hiếm muộn như: Cật, gan, tinh hoàn, dương vật, dê, bò, trâu và gan gà, vịt, ngan, trứng vịt, gà, chim cút lộn, cá ngựa, tắc kè, sò huyết, lươn, cá trạch, sữa ong chúa, táo, dâu, bơ, sầu riêng, dưa hấu, táo; rau ngót, rau mùi, ngò gai, hành, hẹ, kiệu và các loại ngũ cốc bắp, kê đậu mè còn nguyên vỏ lụa…

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Bà Rịa)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top