Mía bổ dưỡng, chữa nhiệt miệng

(khoahocdoisong.vn) - Từ lâu mía được xem là thức ăn, nước uống bổ dưỡng. Theo Đông y mía có tác dụng đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết, mát phế, tiêu đàm, giáng hỏa, hòa vị, tiêu phiền, dễ ngủ, lợi gân cốt.

Hỏi: Trời nắng đi ngoài đường nhiều rất dễ mệt mỏi. Mỗi lần mệt tôi thường ghé vào quán uống cốc nước mía cho đỡ khát. Nước mía uống đến đâu tỉnh đến đấy nhưng vì ngọt nên tôi sợ nóng sinh nhiệt, xin bác sĩ cho biết, uống nước mía có sinh nhiệt không? Nước mía có thể hỗ trợ điều trị được bệnh gì?

Hoàng Hân (Vũng Tàu)

BS Nguyễn Phan Trúc Nguyên, 128 Nguyễn Tri Phương, Vũng Tàu: Từ lâu mía được xem là thức ăn, nước uống bổ dưỡng. Theo Đông y mía có tác dụng đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết, mát phế, tiêu đàm, giáng hỏa, hòa vị, tiêu phiền, dễ ngủ, lợi gân cốt.

Theo dược tính hiện đại, cứ 100g mía ăn được có chứa 84g nước; 0,2g chất đạm; 0,5g chất béo; 12g chất đường và nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, phosphor, sắt, các vitamin B2, vitamin C, ngoài ra còn có các axit hữu cơ và nhiều loại enzym, rất có lợi cho sức khỏe. Mía được ví như thang thuốc phục mạch thang có tác dụng ích khí dưỡng huyết, tư âm, phục mạch. Mùa hè đi ngoài nắng bị say nắng, vã mồ hôi, khát nước chỉ cần uống nước mía cho ít chanh vào là khỏi.

Để chữa nhiệt miệng, ăn từng lóng mía hoặc ép uống nhiều ngày. Chữa chứng ăn vào nôn ra, nước mía chưng với vài lát gừng tươi cho uống. Chữa viêm amiđan, viêm họng cấp mãn tính, mía vài lóng, củ cải 100g sắc nước uống ngày vài lần. Phụ nữ có thai buồn nôn có thể chẻ mía từng miếng ăn ít một. Phụ nữ tiền mãn kinh hay bị chứng bốc nóng lên đầu, lấy 1 cây mía, chanh một quả ép nước uống ngày vài lần.

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
back to top