Mẹo hay chống nồm ẩm trong nhà

Mùa nồm ẩm là nỗi “ám ảnh” các gia đình Việt Nam,hiện tượng nhà "đổ mồ hôi” khiến nhiều gia đình khó chịu. Cùng Khoa học và đời sống tìm hiểu những cách chống lại mùa nồm ẩm.

Bật điều hòa để chế độ hong khô không khí

Điều hoà ngoài chế độ làm lạnh còn có một chế độ làm hong khô không khí. Đây được coi là phương pháp làm giảm nồm ẩm hiệu quả và đơn giản nhất. Ngoài ra, chế độ này còn giúp giảm bớt vi khuẩn sinh sôi - Ảnh:minh họa.

Điều hoà ngoài chế độ làm lạnh còn có một chế độ làm hong khô không khí. Đây được coi là phương pháp làm giảm nồm ẩm hiệu quả và đơn giản nhất. Ngoài ra, chế độ này còn giúp giảm bớt vi khuẩn sinh sôi - Ảnh:minh họa.

Luôn đóng kín cửa nhà khi thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều

Khi nhà có hiện tượng “đổ mồ hôi”, nhiều gia đình thường mở cửa với suy nghĩ để gió lùa vào cho khô nhà. Tuy nhiên, hành động này không giúp nhà khô ráo hơn mà chỉ làm nhà nồm càng thêm nồm. Hạn chế mở cửa nhất có thể, chỉ khi thời tiết chuyển sang xuân hè và khô ráo hơn thì hãy mở cửa - Ảnh:minh họa

Khi nhà có hiện tượng “đổ mồ hôi”, nhiều gia đình thường mở cửa với suy nghĩ để gió lùa vào cho khô nhà. Tuy nhiên, hành động này không giúp nhà khô ráo hơn mà chỉ làm nhà nồm càng thêm nồm. Hạn chế mở cửa nhất có thể, chỉ khi thời tiết chuyển sang xuân hè và khô ráo hơn thì hãy mở cửa - Ảnh:minh họa

Lau nhà bằng giẻ lau khô

Nhiều bà nội trợ có xu hướng dùng nước nóng lau nhà cho nhanh khô. Nhưng hành động này không áp dụng được vào mùa nồm ẩm. Hãy sử dụng giẻ lau khô và có chất liệu thấm hút tốt để lau nhà. - Ảnh:internet.

Nhiều bà nội trợ có xu hướng dùng nước nóng lau nhà cho nhanh khô. Nhưng hành động này không áp dụng được vào mùa nồm ẩm. Hãy sử dụng giẻ lau khô và có chất liệu thấm hút tốt để lau nhà. - Ảnh:internet.

Sử dụng cây hút ẩm

Một số loại thực vật có khả năng hút ẩm, đặc biệt là cây dương xỉ. Không chỉ giảm mức độ ẩm và mức tiêu thụ năng lượng mà còn đang giúp đỡ môi trường bằng cách loại bỏ nhiều khí cacbonic và bổ sung thêm ôxy nữa - Ảnh:internet.

Một số loại thực vật có khả năng hút ẩm, đặc biệt là cây dương xỉ. Không chỉ giảm mức độ ẩm và mức tiêu thụ năng lượng mà còn đang giúp đỡ môi trường bằng cách loại bỏ nhiều khí cacbonic và bổ sung thêm ôxy nữa - Ảnh:internet.

Chống ẩm mốc và xử lý nấm mốc

Đối với quần áo: Không nên phơi lâu ngoài trời sau khi giặt, vì càng phơi lâu càng ẩm. Chỉ nên phơi vừa đủ se bề mặt rồi dùng máy để sấy. Có hai loại máy sấy: Một loại giống như máy giặt dùng để sấy quần áo sau khi giặt; một loại để sấy quần áo sau khi phơi. Loại thứ hai bán rất sẵn trên thị trường với giá vài trăm nghìn mỗi chiếc, vừa túi tiền lại dễ sử dụng. Nếu máy giặt có chức năng sấy thì giặt rồi sấy luôn. Đối với quần áo trong tủ, nên đặt vào các hộp chống ẩm nhằm chống ẩm mốc.

Đối với thực phẩm, thức ăn: Không để bên ngoài vì thức ăn là nơi nấm mốc rất dễ phát triển. Khi chế biến hay dùng (ăn) xong, nên cất vào tủ lạnh.

Đối với đồ dùng nhà bếp: Sau khi rửa nên tráng bằng nước nóng để diệt khuẩn. Nếu có máy rửa bát (có chức năng rửa nước nóng) hay máy sấy bát thì càng tốt.

Đối với đồ điện tử: Nên sử dụng thường xuyên hoặc để chế độ chờ (stand by), không tắt hoàn toàn vì độ ẩm có thể ảnh hưởng gây hỏng các mạch điện tử. Các đồ điện tử nhỏ như máy ảnh, điện thoại, tablet nếu không sử dụng thường xuyên hãy cho vào hộp/tủ chống ẩm.

Thường xuyên quan sát những nơi, chỗ dễ có nấm mốc phát triển để ngăn ngừa kịp thời như chân tường, tủ quần áo, gầm tủ bếp, bề mặt sofa vải...

Nếu đã có nấm mốc xuất hiện, có thể xử lý bằng cách đơn giản sau: Lau rửa, xịt bề mặt bị nấm mốc bằng các loại dung dịch có khả năng tiêu diệt nấm mốc và kháng khuẩn như nước javen, giấm, baking soda... Ngoài ra có thể sử dụng thuốc tẩy nấm mốc chuyên dụng dạng bình xịt, trên thị trường có giá từ vài chục nghìn đến hơn 100.000 đồng, tùy loại./.

Theo Đời sống
back to top