Nhận thấy nghề gốm truyền thống đối mặt với nhiều thách thức, nhóm sinh viên ở Đà Nẵng đã quyết định ứng dụng công nghệ 3D để in ra những sản phẩm đa dạng và tạo hướng đi mới cho gốm truyền thống. Chiếc máy in gốm 3D do nhóm sinh viên Nguyễn Thanh Đô, Nguyễn Văn Dũng, Đoàn Công Trung (trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng) chế tạo. Trong khoảng thời gian 10 tháng, các bạn đã hoàn thiện xong máy in gốm 3D, gồm 3 bộ phận chính: Robot delta dùng để tạo hình 3D, đầu in - bộ phận tiếp liệu để đưa đất sét vào khi in (bộ phận quan. Máy in gốm có kích thước lớn (cao khoảng 1,6m) có thể in được các sản phẩm bình, lọ gốm cỡ lớn, có chiều cao tối đa 0,8m. Thiết bị in được sản phẩm gốm không chỉ tròn xoay như gốm truyền thống mà nhiều hình dạng phức tạp khác. Máy in gốm chế tạo ra sử dụng cơ cấu robot delta kiểu ba khớp trượt với ưu điểm in được các vật dụng bằng gốm không đối xứng tròn xoay, có hình dáng và hoa văn phức tạp (khác với cách làm gốm truyền thống là chỉ tạo hình được các vật dụng bằng gốm đối xứng tròn xoay nhờ vào một bàn quay). Nhờ vào ưu điểm của robot delta, thời gian tạo hình vật liệu sẽ được rút ngắn.
Phong Lâm