Mất tay vì bó lá chữa gãy xương

(khoahocdoisong.vn) - Khi bị gẫy xương bắt buộc phải chụp X quang để ít ra đánh giá được mức độ gãy trật và di lệch, mới có phương pháp điều trị phù hợp. rường hợp gẫy xương kèm theo vết thương hở bắt buộc phải phẫu thuật, việc bó thuốc, bó lá dễ gây hoại tử.

Nguyễn Văn T., 12 tuổi (Thái Nguyên) bị tai nạn ngã rách da, gẫy tay. Bố mẹ T. đã không cho con đi chiếu chụp hay khám bác sĩ mà đến ngay thầy lang để bó lá.

Sau gần 2 tháng tay của T. không những không khỏi mà còn bị lở loét, hoại tử. Khi đến bệnh viện thì phần hoại tử đã quá lớn, xương bị hỏng, các bác sĩ buộc phải cắt cụt tay để cứu tính mạng T.

Lời bàn: TS Nguyễn Quốc Dũng, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, Khi bị gẫy xương bắt buộc phải chụp X-quang để đánh giá được mức độ gãy trật và di lệch, mới có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo mức độ bệnh lý, có thể bó bột hoặc mổ kết hợp xương bằng đinh, kim, nẹp vít …

Trường hợp gẫy xương kèm theo vết thương hở bắt buộc phải phẫu thuật, việc bó thuốc, bó lá dễ gây hoại tử, hoặc làm xương biến dạng rất khó trị liệu. Tuyệt đối không nên bó lá chữa gẫy xương.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Dậy người dân tự chữa bệnh, bác sĩ được tấn phong Tiến sĩ danh dự AIU

Bác sĩ Dư Quang Châu được tấn phong Tiến sĩ danh dự AIU

Với nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đưa các phương pháp chữa bệnh thiết thực cho người dân trong nước và quốc tế, BS Dư Quang Châu được Trường Đại học Quốc tế Mỹ tấn phong Tiến sĩ.
back to top