Mất ăn, mất ngủ sau khi dùng mỹ phẩm Deaura

có khách hàng trả lại mỹ phẩm Deaura vì lo lắng về chất lượng sản phẩm. Một số khách hàng sau khi trải nghiệm miễn phí mỹ phẩm Deaura đã mất ăn, mất ngủ bởi vì “vô tình” ký vào tờ vay vốn, kiêm phát hành thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng để mua mỹ phẩm trả góp.

Mỹ phẩm Deaura biến khách hàng thành con nợ?

Dùng sản phẩm bị dị ứng

Chị Nguyễn Thị D. (Thanh Trì, Hà Nội) mua bộ sản phẩm của thương hiệu mỹ phẩm Deaura có giá 43.000.000đ với một số sản phẩm gồm: Máy massage cầm tay, gel dưỡng da và duy trì độ ẩm Deaura, kem đắp mặt nạ dưỡng ẩm Deaura…

Chị D. kiểm tra mã vạch bộ mỹ phẩm Deaura kết quả là sản phẩm không rõ nguồn gốc

Chị D. bức xúc: “Mình dùng được 1 tháng thấy không vấn đề gì và vẫn lên theo lịch hẹn chăm sóc định kỳ. Tháng thứ 2 thấy mặt nổi nhiều mụn bọc, da mẩn đỏ. Mình có hỏi nhân viên chăm sóc cho mình, họ trả lời có thể chị chưa biết cách dùng, mình làm theo chỉ dẫn của họ. Kết quả là sang tháng thứ 3 mình nổi mụn bọc càng nhiều hơn, nhất là hai bên thái dương và vùng trán. Mình chột dạ kiểm tra mã vạch, kết quả báo là sản phẩm không rõ nguồn gốc. Mình vào mạng tìm hiểu thì thấy rất nhiều ý kiến nói mỹ phẩm Deaura lừa đảo. Mình còn biết thêm thông tin một chị bán đồng nát gần nhà cũng rơi vào tình cảnh như mình.

Em gái bạn thân mình cũng vậy nhưng bạn mình dẫn công an đến tận nơi giải quyết và trả lại sản phẩm, không dùng nữa. Thấy vậy mình cũng đã gửi trả sản phẩm qua bưu điện. Bộ sản phẩm mình dùng hầu như còn nguyên vì mình sợ không dám dùng nữa. Đúng ra mình phải trực tiếp lên trả lại sản phẩm và đòi kết thúc hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Nhưng mình lại sợ mình không làm chủ được và lại làm theo yêu cầu của họ”.

Mạo danh ngân hàng và công an để “dọa” khách hàng!!!

Từ khi trả sản phẩm vào ngày 19/7, chị D. cũng không đóng tiền trả góp hằng tháng nữa.

Nhưng theo chị D. cho biết, chị liên tục bị công ty tài chính khủng bố, dọa nạt và nói mình chiếm đoạt tài sản với những nội dung như: “VPB – FC: thông báo hoàn tất thủ tục khởi kiện đương sự: Nguyễn Thị Duyên vi phạm khoản 1, điều 139 của Bộ Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009. Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản từ 500.000đ tới 50.000.000đ phạt từ 6 tới 36 tháng tù. Yêu cầu: trước 11 giờ ngày 21/09/2017 nếu vẫn không thanh toán, VPB – FC sẽ chính thức yêu cầu tòa án xử lý. Đồng thời hình ảnh và thông tin nợ sẽ đăng tải trên các trang mạng xã hội, truyền thông, báo chí (khoản 1, điều C). Mọi khiếu nạn về sau sẽ không được giải quyết”.

Hay như tin nhắn mạo danh công an với nội dung: Ngày 08/09/1980. CMND số… Đúng 14 giờ ngày 25/9/2017 có mặt tại TAND để nhận quyết định khởi tố vụ án chiếm đoạt tài sản. Bị can có mặt… Trung tá Nguyễn Thanh Lam.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/my-pham-anh-2-ky-3a.jpg

Chị Nguyễn Thị D. nhận được tin nhắn “dọa” mạo danh các cơ quan chức năng

Còn chị Nguyễn Thị Thanh H. (Cầu Giấy, Hà Nội) sau khi dùng sản phẩm thấy bị mụn nên đã phản ánh với nhân viên chăm sóc khách hàng và được hướng dẫn nhỏ một giọt nước vào lòng bàn tay, sau đó mới lấy mỹ phẩm để làm loãng bớt. Thế nhưng, kiên trì dùng 7 tháng sản phẩm này mà da mặt của chị H. không mấy được cải thiện.

Chị H. cho hay: Tháng nào chị cũng đến đóng tiền đầy đủ. Vào Facebook của mỹ phẩm Deaura thấy nhiều thông tin giống mình, tìm hiểu sản phẩm thấy không có nguồn gốc rõ ràng. Chị đã không dùng sản phẩm và từ chối mọi lời mời đến chăm sóc da định kỳ của spa. Tuy nhiên, từ đó đến nay chị liên tục nhận được những tin nhắn mạo  danh cơ quan công an, ngân hàng “dọa nạt, thu hồi nợ”. Có ngày chị H. nhận được 10 cuộc điện thoại, tin nhắn đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống.

Nhóm PV

Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top