Luyện tĩnh công “khắc chế” nóng trong

Bệnh nóng trong là bệnh mà toàn thân tâm biến động do nhiệt năng toàn thân tăng lên mà cơ thể không thể tự điều chỉnh. Người bệnh nên tập tĩnh công theo bài tập sau để kết hợp trị liệu.

Biểu hiện của bệnh là toàn thân nóng, tứ chi lan ran, tinh thần căng thẳng, hơi thở mạnh mẽ và không đều. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đôi lúc nôn khan, không tự chủ, tiểu tiện nước vàng và thường sinh táo bón. Ngoài việc đến khám bệnh tại các trung tâm y tế, người bệnh nên tập tĩnh công theo bài tập sau để kết hợp trị liệu.

Yên tĩnh nội tâm: Người tập nên chọn nơi cao, thoáng với tiên thiên thanh bình để luyện, như gần sông biển, rừng già, núi cao càng tốt. Khoanh chân ngồi kiết già hoặc bán già, 2 bàn tay đặt chồng lên nhau, trên dưới tùy ý. Bàn tay phải trên là Kiết tường (an vui), bàn tay trái trên là hàng ma (trị tà), ví trí 2 chân cũng vậy.

Đức Phật khi còn tại thế thường ngồi tọa trong tư thế chân hàng ma tay kiết tường, vì mặt đất là âm nặng, năng lượng xấu phải hàng ma và hư không năng lượng thanh nhẹ thì kiết tường để tâm dễ an trụ khi đó nội tư yên tĩnh, hơi thở tự nhiên. Tinh thần hướng về hư không thanh tịnh. Với pháp này tâm thần dần dần buông thư và thanh tịnh theo pháp giới của tự thân và hư không.

Buông xả để thanh tịnh: Ở tư thế ngồi như trên, khi tâm thần đã buông thư, tiếp theo người tập quán chiếu (thấy biết) trong nội tâm của mình, gọi là của quán. Từ thấy biết đến giả quán để trở về không quán (rỗng lặng), tức là tâm thân sẽ buông xả và thanh tịnh.

Người tập chỉ việc nhắm mắt lại quán về cảnh giới thanh tịnh (vô hình tướng) trong tâm tĩnh như sông hồ, biển cả, mây trời để tâm thân lắng dịu dần.

Hòa hợp với tự nhiên: Khi tâm đã lắng dịu, người tập quán tưởng (tư tưởng nghĩ) mình đang luyện tập giữa mùa thu xanh trong và mát mẻ, trong khung cảnh trên để hòa hợp bản thể với tự nhiên.

Tâm xả nhiệt nạp thanh: Đây là bài tập cuối trước khi kết thúc. Người tập cảm nhận không gian là sương mù dày đặc mát mẻ. Khi thở ra cơ thể như xẹp lại và cảm nhận khí nóng toàn thân lan tỏa ra ngoài. Khi hít vào cảm nhận khí mát của tự nhiên lan toả khắp toàn thân.

BS Nguyễn Văn Thắng

(Chủ nhiệm CLB khí công Thăng Long)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top