Cứ định kỳ 3 tháng/lần nên bảo dưỡng và vệ sinh máy sấy một lần bằng cách vệ sinh lưới bọc vải bông, hộp ngưng tụ nước và hộp giữ bụi. Điều này sẽ giúp cho máy bạn tăng tuổi thọ hơn, sử dụng ổn định bền bỉ và ít trục trặc hơn.
Ảnh minh họa. |
Nên cho quần áo đã được giặt sạch và khô vào máy. Vì càng ướt thời gian sấy sẽ càng lâu gây tốn điện. Không nên cho thêm quần áo ướt vào máy đang sấy, điều này sẽ khiến ẩm kế trong máy không đo chính xác được độ ẩm dẫn đến quần áo có thể bị ẩm ướt hoặc quá khô.
Nên bỏ vào khoảng ⅔ máy vì bỏ ít vào rất hao điện hay bỏ nhiều so với lượng công suất của máy cũng sẽ tốn năng lượng. Trong quá trình sấy không nên mở cửa vì như vậy hơi nóng sẽ thoát ra và máy sẽ cần thêm thời gian để hoàn tất chu trình sấy.
Sử dụng giấy thơm sấy ủ quần áo (dryer sheet/fabric softener sheet), cho vào máy cùng quần áo, mỗi tờ dùng cho khoảng 10-12 bộ quần áo. Giấy sẽ giúp cho vải mềm và giảm tĩnh điện. Quần áo để lâu ngày bị hôi mốc bạn có thể cho vào máy sấy cùng 1 tờ giấy thơm sẽ giúp khử mùi hôi.
Không sấy quần áo quá khô (nhiệt độ quá cao và thời gian dài), vừa hại quần áo vừa tốn điện, hơn nữa quần áo sẽ bị nhăn. Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo, khiến cho quần áo bị co rút lại, nhất là với các loại vải cotton. Sấy càng khô thì đồ có độ nhăn càng cao, nên nếu không cần thiết, nên sấy ở chế độ thấp./.