Luật phòng chống tác hại rượu bia: Có hiệu lực từ 1/1/2020

(khoahocdoisong.vn) - Luật phòng chống tác hại của rượu bia sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Từ thời điểm này, cấm lái xe khi có nồng độ cồn trong máu; Việc ép, thúc đẩy uống rượu bia là vi phạm pháp luật...

Tại Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia diễn ra sáng 16/10, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ Trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, điểm tiến bộ của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia là quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Trong khi đó, ở một số quốc gia khác ở châu Âu, có nơi vẫn có quy định cho ngưỡng dao động 0,2 đến 0,5 mg/lít khí thở đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Cũng theo bà Trang, với một đất nước có số lượng xe máy nhiều tới 33 triệu chiếc như Việt Nam, việc quy định nồng độ cồn trong máu và hơi thở bằng 0 như Việt Nam là một quy định hết sức mạnh mẽ.

Về giảm tính sẵn có của rượu bia, hiện nay, Luật đang đưa ra quy định một số điểm không được bán rượu, bia tại cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở vui chơi, giải trí, cơ sở cai nghiện, bảo trợ xã hội, nơi làm việc của các cơ quan, các địa điểm công cộng…và hiện nay Chính phủ đang đề xuất sẽ có thêm khoảng hai điểm nữa sẽ bị cấm bán rượu bia là rạp chiếu phim và công viên.

Đặc biệt, từ ngày 1-1-2020 khi luật có hiệu lực, nhiều hành vi sẽ bị nghiêm cấm: thúc đẩy, xúi giục, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia; cán bộ, công chức, học sinh sinh viên, lực lượng vũ trang uống rượu bia trong giờ hành chính hoặc giờ nghỉ trưa...

Tác hại của rượu bia

Tác hại của rượu bia

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, ngoài việc triển khai các biện pháp giảm tiêu thụ rượu bia để nâng cao sức khỏe, Bộ Y tế cũng sẽ tiến hành tổ chức triển khai thực hiện công tác tư vấn, sàng lọc, phát hiện sớm, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng, phòng chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu bia...

 Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất thế giới và tỷ lệ uống rượu bia ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua thì sau 5 năm, đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới.

Đặc biệt, tình trạng sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng diễn ra nghiêm trọng với tỷ lệ uống rượu, bia trong vị thành niên và thanh niên đã tăng gần 10% sau 5 năm. Tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại - tức là uống từ 6 đơn vị rượu trở lên trong một lần uống lên tới 44%.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top