Loạt ảnh chấn động lần đầu công bố Liên Xô thử hạt nhân dưới nước

Kênh truyền hình Zvezda của Nga lần đầu tiên công bố các hình ảnh về vụ thử hạt nhân dưới nước đầu tiên của Liên Xô vào ngày 21/9/1955.
Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc
Cuộc thử nghiệm ngư lôi mang đầu hạt nhân đầu tiên dưới nước diễn ra ở Liên Xô vào ngày 21 tháng 9 năm 1955. Chính quyền Xô Viết lúc đó gọi mục tiêu chính của nó là phát triển lá chắn phòng thủ chống hạt nhân cho hạm đội Liên Xô. Ảnh: Zvezda
Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-2
Trong bối cảnh cuộc chạy đua hạt nhân ở Hoa Kỳ vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước, Liên Xô cần một lá chắn chống hạt nhân cho tàu và tàu ngầm để phát triển các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân dưới nước. Ảnh: Wikipedia

Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-3
Đối với các vụ nổ hạt nhân dưới nước, một địa điểm thử nghiệm đặc biệt có tên “Object 700” đã được thành lập ở quần đảo Novaya Zemlya. Vị trí xảy ra vụ nổ là vịnh Chernaya, nước ở đây gần như không hòa lẫn với nước ở Biển Barents nên tránh được tình trạng rò rỉ phóng xạ lớn. Ảnh: Sputnik
Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-4
Vụ nổ hạt nhân dưới nước được thực hiện ở độ sâu 12 mét; ngư lôi hạt nhân T-5 được kích nổ nặng 2,2 tấn, dài 792 cm.Những ngư lôi như vậy có thể được sử dụng để trang bị cho các loại tàu và tàu ngầm của Liên Xô. Sức mạnh của vụ nổ thử nghiệm là 3,5 kiloton TNT. Ảnh: Military Libr
Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-5
Đầu đạn hạt bên trong mà ngư K5 mang theo có sức mạnh tương đương với ngư lôi Mk5 của Hoa Kỳ lúc đó. Lý do mà Liên Xô sử dụng loại đầu đạn này là mục tiêu của cuộc thử nghiệm. Họ muốn biết nếu bị tấn công bởi một quả đạn như vậy, hạm đội tàu tác chiến sẽ ra sao. Ảnh: Ảnh: Military Libr
Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-6
Ngư lôi này được hộ tống bởi tàu quét mìn T-393 Okhotnik (Project 253I) cùng với các tàu hải quân đến địa điểm phát nổ. Quả ngư lôi được đưa xuống nước tới độ sâu 12m và treo ở tư thế thẳng đứng. Nó được kích nổ trong tư thế này, được cho là mo phỏng gần đúng với hành trình của ngư lôi khi được bắn ra khỏi ống phóng 533mm tiêu chuẩn. Ảnh: War-book.ru
Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-7
Để nghiên cứu các yếu tố gây thiệt hại, một số tàu và tàu ngầm đã được đưa đến khu vực thử nghiệm, cách tâm chấn từ 300 mét đến 3 km. Trong đó có 2 tàu ngầm S-81 và S-84 thu giữ được của Đức và 2 tàu ngầm của chính Liên Xô là B-9 và S-19, một số tàu khu trục và 100 con chó.
Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-8
Theo như video mà kênh truyền hình Zvezda đã công bố, cho thấy một cảnh quay từ vị trí rất gần khoảnh khắc quả ngư lôi hạt nhân này phát nổ. Cựu chiến binh Alexander Zhuravlev (người mặc quân phục), phi hành đoàn máy bay trên đã rất mạo hiểm khi thực hiện việc ghi hình, khi họ rời khỏi địa điểm đó, sóng xung kích đã đẩy họ như có người xô phía sau. Ảnh: Zvezda
Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-9
Dưới sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, kênh truyền hình này đã lần đầu tiên được tiếp cận hình ảnh, video tư liệu về vụ thử hạt nhân quan trọng này. Theo các thông tin đã được giải mật, Liên Xô đã có đến 2 lần thử hạt nhân dưới nước với chính ngư lôi K-5. Ảnh: Zvezda
Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-10
Theo tài liệu giải mật, có 75 con chó trên tàu mục tiêu và 25 con khác được để tại các cơ sở trên bờ. Kết quả có 6 con chó bị chìm trong các khoang tàu, có 11 con bị nhiễm phóng xạ ở cấp độ 1 và 2 với liều lượng vượt 80 roentgens, một con bị nhiễm đến cấp độ 3 với 300 roengens, còn lại những con chó khác vẫn an toàn. Ảnh: Sputnik

Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-11
Tàu khu trực Reut chìm ngay lập tức. Đối với các tàu ngầm, chiếc S81 của Đức cách tâm chấn 500m bị chìm ngay lập tức, khoang số 6 ngập nước, thân tàu bị bóp lại, khiến động cơ hư hỏng hoàn toàn. Tàu ngầm B-9 của Liên Xô ở cách 800m (loại như trên hình) bị ngập nước hoàn toàn động cơ điện nhưng được khắc phục sau đó 3 ngày.
Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-12
Ngoài ra, vụ nổ còn liên tiếp tạo ra hàng loạt vụ nổ thứ cấp. Tuy nhiên số các tàu mục tiêu khác cơ bản không bị hư hại nhiều. Kết quả của các cuộc thử nghiệm, người ta kết luận rằng nếu các tàu được bố trí chính xác ở khoảng cách lớn với nhau, kẻ thù sẽ không thể đánh chìm nhiều hơn một tàu bằng ngư lôi hạt nhân. Ảnh Sputnik

Lan dau tien cong bo hinh anh Lien Xo thu hat nhan duoi nuoc-Hinh-13
Về sau, Liên Xô một lần nữa thử nghiệm ngư lôi hạt nhân K5 có sức công phá 10 kiloton vào ngày 10/10/1957. Khi phát nổ ở độ sâu 35m, ngay lập tức phá hủy 2 tàu khu trục, 2 tàu ngầm, 2 tàu quét mìn cũ được sử dụng làm mục tiêu.

Mời quý độc giả xem video: Mục thị tàu ngầm hạt nhân Komsomolets dưới đáy đại dương


Theo Đời sống
Samsung Galaxy S25 sắp ra mắt: Có gì “đấu” iPhone 16?

Samsung Galaxy S25 sắp ra mắt: Có gì “đấu” iPhone 16?

Sau khi Apple ra mắt thế hệ iPhone mới, người dùng Android sẽ dành nhiều sự chú ý vào “chiến thần” đầu bảng-thế hệ Galaxy S tiếp theo của Samsung. iPhone 16 series đã có màn hình lớn hơn và nhiều nút bấm hơn, trong đó có nút Camera Control. 
back to top