Làm gì để Hà Nội hết cảnh “mưa lại ngập”?

Khu vực Hà Nội thường xảy ra những cơn mưa lớn với lượng mưa vượt ngưỡng. Điển hình, mới đây, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, địa bàn thành phố xảy ra mưa trên diện rộng.

Lượng mưa lớn diễn ra trên diện rộng trong thời gian dài khiến mực nước tại các sông, hồ dâng cao, phát sinh hàng loạt điểm ngập úng tại quận Long Biên, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hà Đông. Đáng chú ý, trên tuyến Đại lộ Thăng Long, các hầm chui bị ngập nặng từ đường vào nhà dân, nhấn chìm nhiều xe máy, việc đi lại khó khăn. Nhiều khu vực huyện Quốc Oai và Chương Mỹ vẫn là “ốc đảo” do nước ngập úng chưa rút.

Thôn Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chìm trong biển nước. Ảnh: Phong Linh.

Thôn Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chìm trong biển nước. Ảnh: Phong Linh.

KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, tình trạng ngập úng trên do lượng mưa quá lớn.

Thứ hai, do hệ thống thoát nước mưa chưa giải quyết được cuối nguồn, tức là chưa liên kết được hạ tầng thoát nước của các khu đô thị này với trục thoát nước chính bên ngoài. Ngay hệ thống thoát nước trục chính bên ngoài các khu đô thị này cũng chưa lắp đặt trạm bơm cuối nguồn nên không thoát nước kịp thời, dẫn tới tình trạng mưa lớn là ngập sâu.

“Để hoàn thiện hệ thống thoát nước khu vực này, theo Luật Đất đai mới, trước hết, phải hoàn thiện quy hoạch không gian ngầm, qua đó tạo sự liên kết với trục thoát nước chính trong khu vực, xác định vị trí đào hồ điều hòa để thoát nước, tránh ngập úng”, KTS Đào Ngọc Nghiêm nói.

Theo Đời sống
Cụm Thi đua số 2 tổng kết hoạt động năm 2024

Cụm Thi đua số 2 tổng kết hoạt động năm 2024

Sáng ngày 3/12, tại Hải Dương đã diễn ra hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 của Cụm Thi đua số 2 Liên hiệp Hội Việt Nam gồm 8 Liên hiệp Hội tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam.
back to top