Lá đu đủ chứa hoạt chất quý giá

(khoahocdoisong.vn) - Alkaloit trong lá đu đủ đã được chứng minh có hoạt tính gây độc với một số dòng tế bào ung thư đã thử nghiệm như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư máu và ung thư biểu mô.

Hỏi: Tôi nghe nói hoạt chất alkaloit trong lá đu đủ có thể chữa được ung thư, xin hỏi Việt Nam đã tách chiết được hoạt chất này chưa?

Nguyễn Mai Lan (Hà Nội)

Trả lời: PGS.TS Đỗ Thị Hoa Viên, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thực hiện các nghiên cứu nhằm sàng lọc các nhóm chất có hoạt tính sinh học chiết xuất từ lá đu đủ và khẳng định về khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư của nhóm alkaloit. Bài toán mà nhóm nghiên cứu đặt ra là sản xuất hỗn hợp alkaloit có thể đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng ở quy mô sản xuất công nghiệp. Nguyên liệu được sử dụng để chiết alkaloit là lá đu đủ Carica papaya L. thuộc họ đủ đủ, được trồng phổ biến tại Việt Nam. Lá bánh tẻ là loại tốt nhất để sử dụng vì có hàm lượng alkaloit cao nhất với chất lượng tốt nhất. Sau khi được làm sạch và thái nhỏ, lá đu đủ được sấy khô rồi nghiên nhỏ thành bột. Để thu cao chiết tổng, bột lá đu đủ khô làm ẩm bằng ethanol rồi gia nhiệt và tiến hành chiết trong điều kiện khuấy. Sau quá trình chiết, nhóm nghiên cứu tiến hành cất thu hồi dung môi trong điều kiện áp suất giảm và thu được cao chiết tổng ở dạng lỏng, màu nâu và có độ ẩm 25 - 30%.

Thành phần alkaloit chủ yếu trong lá đu đủ là carpain chiếm khoảng từ 0,02 - 0,04% tùy thổ nhưỡng, thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, nhờ việc tối ưu quy trình chiết hỗn hợp alkaloit, nhóm đã thu được 0,2% hỗn hợp alkaloit tổng. Kết quả, từ 20kg bột lá đu đủ khô, nhóm đã chiết được 40,2g hỗn hợp alkaloit. Để một lần nữa khẳng định tác dụng của hoạt tính này, nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm trên 4 nhóm ung thư phổ biển là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư biểu mô. Quy trình Sản xuất hỗn hợp alkaloit từ lá đu đủ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Theo Đời sống
Sách là tri kỷ, người yêu bất tử

Sách là tri kỷ, người yêu bất tử

Theo các chuyên gia, sách khoa học có tính hàn lâm cao, kén độc giả. Tuy nhiên, nên coi đọc sách khoa học không chỉ là một sở thích, mà sách chính là hành trang quan trọng cho mỗi người.
back to top