Tại một số nơi trên thế giới, công chúng vô cùng bất ngờ, tò mò về những ngọn lửa cháy mãi không tắt. Các nhà khoa học đã cố gắng giải mã vì sao chúng có thể cháy suốt nhiều thế kỷ.
chia sẻ
Một ngọn lửa cháy mãi không tắt được nhiều người biết đến nằm ở phía sau thác Eternal Flame ở New York, Mỹ. Theo các chuyên gia, ngọn lửa cao khoảng 20 cm và được cho là đã cháy suốt hàng ngàn năm.
Ngọn lửa nhỏ trên cháy bập bùng nhờ luồng khí tự nhiên. Trong suốt nhiều năm, giới nghiên cứu nỗ lực giải mã ai là người đầu tiên thắp lên ngọn lửa này và vì sao ngọn lửa có thể tồn tại khi xung quanh là nước.
Theo một số chuyên gia, một dòng khí đốt tự nhiên liên tục cung cấp năng lượng cho ngọn lửa. Nhờ đó, ngọn lửa ở phía sau thác Eternal Flame cháy liên tục suốt nhiều thế kỷ qua.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa thể xác định được vị trí của dòng khí đốt đó hay quá trình địa chất nào đã giúp duy trì ngọn lửa cháy mãi không tắt.
Yanartas nằm gần thung lũng Olympus, Thổ Nhĩ Kỳ, nổi tiếng với những ngọn lửa cháy mãi không tắt. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Yanartas có nghĩa là "hòn đá bốc cháy".
Theo các nhà nghiên cứu, những ngọn lửa ở Yanartas cháy liên tục không nghỉ ít nhất 2.500 năm qua.
Các nhà khoa học cho hay nguồn khí nuôi dưỡng những ngọn lửa ở Yanartas là khí metan. Điều đặc biệt là nguồn khí metan không phát sinh từ quá trình sinh học thông thường. Thay vào đó, nguồn khí methane ở Yanartas được cho là hình thành từ mức nhiệt độ cao hơn so với điều kiện tại khu vực này.
Ruthenium - kim loại hiếm được tìm thấy trong các hòn đá lửa dưới khu vực Yanartas có thể đóng vai trò như một chất xúc tác giúp ngọn lửa cháy mãi không tắt.
Nổi tiếng không kém là miệng hố Darvaza ở Turkmenistan. Còn được gọi là "Cổng địa ngục", miệng hố Darvaza đã cháy liên tục hàng chục năm qua. Giới chuyên gia nhận định nhiều khả năng nó bắt nguồn từ một một sự cố ngẫu nhiên từ thời Chiến tranh Lạnh.
Nhiều người cho rằng, vào khoảng giữa những năm 1960 - 1980, các kỹ sư Liên Xô đã tiến hành khoan thăm dò dầu khí trong khu vực này và vô tình gây ra vết nứt giải phóng một lượng khí methane.
Khi xảy ra tình huống đó, các kỹ sư có thể đã đốt khí methane với hy vọng nó sẽ nhanh chóng cháy hết nhưng không ai ngờ ngọn lửa đó cháy mãi không tắt.
Dù giới chuyên gia đã dành nhiều thời gian nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp hiệu quả để dập tắt lửa ở miệng hố Darvaza nhưng đều không khả thi hoặc quá tốn kém.
Mời độc giả xem video: Bí mật không lời giải về “ngọn lửa vĩnh cửu” bên trong thác nước.
Khi đang ở độ cao 9.000 feet (khoảng 2.743 mét), phi hành gia kỳ cựu đã kinh hoàng chứng kiến hai quả cầu kim loại không rõ nguồn gốc lao vun vút qua bên trái chiếc máy bay của mình.
Giáo sư người Anh Archibald Montgomery Low đã đưa ra nhiều dự đoán chính xác của cuộc sống của con người vào năm 2025 từ 100 năm trước. Trong đó, ông tiên tri chính xác về việc di chuyển bằng thang cuốn, đồng hồ báo thức radio...
Thế giới lượng tử không chỉ thách thức trí tưởng tượng mà còn mở ra các công nghệ tiên tiến trong tương lai như máy tính lượng tử, truyền thông an toàn.
Là hành tinh thứ hai trong Hệ Mặt Trời, Sao Kim được được coi là “láng giềng” gần gũi nhất của Trái Đất. Sau đây là một số điều lý thú về hành tinh này.
Hôm nay, chúng ta hãy vận dụng trí tuệ của người xưa kết hợp với những chuyển động của cuộc sống hiện đại để khám phá xu hướng vận mệnh của từng con giáp trong năm 2025.
Vượt qua bóng tối và khai thác ánh sáng, NASA đang tiến gần hơn đến việc biến giấc mơ về một tiền đồn Mặt Trăng thành hiện thực. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, chúng ta chưa sẵn sàng.