Kiến nghị thu hồi văn bản gây thất thu thuế từ Grab

(khoahocdoisong.vn) - Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam (VATA) vừa có công văn gửi Tổng cục Thuế, đề nghị thu hồi, sửa đổi văn bản số 384/TCT-TNCN ngày 8/2/2017 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế đối với hoạt động hợp tác kinh doanh của Công ty Grab Taxi.

Theo đó, tại công văn của VATA, ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam (VATA) - cho rằng, sau hơn 2 năm ban hành, thực hiện, văn bản số 384 có nhiều điểm bất hợp lý, kẽ hở để Grab và một số đơn vị, cá nhân kinh doanh vận tải lợi dụng, gây thất thu ngân sách Nhà nước và tạo thế cạnh tranh không công bằng trong vận tải.

Theo ông Quyền, Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 của Bộ GTVT có nội dung quy định công việc và trách nhiệm của các đơn vị tham gia thí điểm Grabcar thì chỉ có các doanh nghiệp “hợp tác xã” thuộc đối tượng được tham gia vào kế hoạch thí điểm và giao Công ty TNHH Grab Taxi xây dựng thỏa thuận hợp tác với các điều kiện rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, quy định về chi phí sử dụng phần mềm kết nối, điều kiện thanh toán chi phí…

Tuy nhiên, chính sách thuế đối với hoạt động hợp tác kinh doanh của công ty Grab Taxi theo văn bản 384/TCT-TNCN ngày 8/2/2017 lại quy định phần doanh thu được chia từ hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là sai sót nghiêm trọng, do việc xác định sai về bản chất của ngành nghề kinh doanh.

Văn bản của VATA cho rằng: Qua nắm thông tin của các Hiệp hội thì các hợp tác xã, người kinh doanh vận tải đều nói là thuế do Grab Taxi nộp, nhưng Grab thì nói Grab Taxi chỉ nộp thuế phần doanh thu được chia sẻ. “Chính kẽ hở này nên với hơn 50.000 xe tham gia Grab thì mỗi năm Nhà nước có thể thất thu khoảng 1.000 tỷ đồng tiền thuế” - ông Quyền cho biết.

Hiện nay, trong ngành vận tải có nhiều ứng dụng đặt xe tương tự như Grab đang được các đơn vị vận tải ứng dụng như: G7, Liên minh Taxi Việt, Be, Emdi… Các đơn vị vận tải vẫn thực hiện kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành (không thực hiện theo văn bản 384). Vì vậy, VATA đề nghị Tổng cục Thuế thu hồi hoặc sửa đổi văn bản 384/TCT-TNCN và tổ chức thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế (nếu có gian lận, trốn thuế); thông báo công khai cho các đơn vị vận tải taxi, Hiệp hội vận tải các địa phương biết.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top