Không có giấy phép môi trường, HT Solar Việt Nam bị xử phạt 320 triệu đồng

UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành các quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH HT Solar Việt Nam do không có giấy phép môi trường theo quy định.

Cụ thể, UBND thành phố Hải Phòng ban hành quyết định số 2865/QĐ-XPHC, xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH HT Solar Việt Nam do không có giấy phép môi trường theo quy định, mức phạt 320.000.000 đồng. Hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của Công ty trong thời hạn 4,5 tháng.

Rãnh chứa nước thải tại khu chăn nuôi lợn giống của Công ty Dabaco Thanh Hóa.

Rãnh chứa nước thải tại khu chăn nuôi lợn giống của Công ty Dabaco Thanh Hóa.

Công ty TNHH HT Solar Việt Nam có trụ sở tại Xưởng 1, 2, 3, 4 thuộc Lô C, Khu công nghiệp Tràng Duệ (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải), Xã Hồng Phong, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng. Công ty thành lập năm 2016 với vốn điều lệ 110 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh là sản xuất bảng pin, tấm pin năng lượng mặt trời; sản xuất vật tư, phụ kiện ngành năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên, vốn điều lệ tại công ty này hiện nay là 110 tỷ đồng, với các cổ đông: UK SUN CHANCE LTD (Bắc Ireland) góp vốn 20% và Công ty TNHH Haitech Holdings (Hồng Kông) góp 20%. Đại diện pháp luật công ty là ông Li Boyong (SN 1977 - quốc tịch Trung Quốc).

Hiện tại, Công ty HT Solar đang có dự án sản xuất bảng pin năng lượng mặt trời với sản lượng 800 MW/năm và tấm pin năng lượng mặt trời với sản lượng 1.000 MW/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 22 triệu USD, trong đó vốn góp để thực hiện dự án là 5 triệu USD, diện tích nhà xưởng sử dụng là gần 11.000 m2.

Trước đó, UBND thành phố Hải Phòng cũng đã ban hành quyết định số 3324/QĐ-XPHC ngày 23/9/2024 về xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam (địa chỉ trụ sở chính tại số 9, đường Đông Tây, Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên). Hành vi vi phạm là không có giấy phép môi trường theo quy định.

Mức xử phạt là 320.000.000 đồng và đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của Công ty trong thời hạn 4,5 tháng.

Theo Đời sống
back to top