Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng và vào độ tuổi trưởng thành của con người. Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.
Biến chứng khi mọc răng khôn
Sâu răng: Răng khôn khi mọc lệch sẽ khiến thức ăn giắt vào trong khe hở của răng nếu vệ sinh không kĩ sẽ khiến vi khuẩn phát triển và gây ra sâu răng.
Trùm lợi: Chính vì không có chỗ để mọc, nên dẫn đến chiếc răng này sẽ bị lợi trùm. Những người viêm lợi trùm thường có biểu hiện sốt cao, góc hàm sưng lớn. Lợi sưng đỏ có thể xuất huyết, chảy máu, mưng mủ trong những trường hợp nặng. Nước bọt bắt đầu xuất hiện mùi hôi khó chịu, chảy nhiều khi ngủ, gây khó khăn trong việc nhai và há miệng.
Mất phản xạ, cảm giác: khi răng khôn bắt đầu mọc lệch và gây chèn ép dây thần kinh khiến bạn bắt đầu mất cảm giác ở môi, da, niêm mạc. Bên cạnh đó tác hại của răng khôn mọc lệch còn gây ra hội chứng giao cảm như đau ở bên mặt, sưng phù,…
Khó vệ sinh răng miệng: Khi răng khôn bị mọc lệch sẽ gây ra cảm giác đau, sưng khiến nhiều người có tâm lý sợ khi phải đánh răng vào vị trí đau. Từ đó cảm thấy lười trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày, làm tăng thêm nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khi răng khôn không được vệ sinh sạch một cách khoa học.
Có nên nhổ răng khôn?
Những trường hợp nên nhổ răng khôn: Răng khôn mọc lệch, ngầm gây nhiễm trùng, đau, khít hàm, viêm sưng… và ảnh hưởng đến những răng lân cận; Răng mọc lệch khiến việc ăn nhai bị cản trở; Răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ, tuy nhiên không có răng đối diện ăn khớp gây nhồi nhét thức ăn dẫn đến loét nướu hàm đối diện; Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng hình dạng bất thường cũng dễ gây sâu răng và viêm nha chu hoặc theo yêu cầu của chỉnh hình và phục hình.