Khám phá khung cảnh kỳ bí, ma quái ở "khu rừng yêu tinh"

Khi tới New Zealand, nhiều người tìm đến con đường đi bộ Kamahi được mệnh danh là "khu rừng yêu tinh". 
Ron nguoi canh tuong ky bi, ma quai o 'khu rung yeu tinh'
Một địa điểm nổi tiếng, hấp dẫn nhiều người đó là Con đường đi bộ Kamahi nổi tiếng nằm gần khu vực núi Taranaki được gọi là Đông Egmont của New Zealand. Nơi đây còn được biết đến với biệt danh “khu rừng yêu tinh”.
Ron nguoi canh tuong ky bi, ma quai o 'khu rung yeu tinh'-Hinh-2
Sở dĩ Con đường đi bộ Kamahi còn được gọi là “khu rừng yêu tinh” là bởi nơi đây có những cành và thân cây hình dạng khác thường.
Ron nguoi canh tuong ky bi, ma quai o 'khu rung yeu tinh'-Hinh-3
Trong đó, những cây kamahi lâu năm mọc trên thân những cây khác. Không những vậy, cành và thân cây uốn cong, thậm chí xoắn lại một cách khó tin.
Ron nguoi canh tuong ky bi, ma quai o 'khu rung yeu tinh'-Hinh-4
Khi nhìn những cây kamahi này, nhiều người liên tưởng chúng khá giống như tứ chi của yêu tinh trong các giai thoại, truyền thuyết.
Ron nguoi canh tuong ky bi, ma quai o 'khu rung yeu tinh'-Hinh-5
“Khu rừng yêu tinh” còn mang đến cảm giác ma quái, kỳ bí hơn khi rêu treo, dương xỉ và rêu gan mọc khắp thân cây.
Ron nguoi canh tuong ky bi, ma quai o 'khu rung yeu tinh'-Hinh-6
Nhiều người đã đến con đường đi bộ Kamahi mệnh danh là "khu rừng yêu tinh" để đi bộ, ngắm nhìn, khám phá khung cảnh kỳ bí, ma quái tại nơi đây.
Ron nguoi canh tuong ky bi, ma quai o 'khu rung yeu tinh'-Hinh-7
Ngoài ra, nhiều người đi bộ qua "khu rừng yêu tinh" để tới các bể bơi Wilkies, ngâm mình trong làn nước trong mát.
Ron nguoi canh tuong ky bi, ma quai o 'khu rung yeu tinh'-Hinh-8
Tuy nhiên, một số người cảm thấy lo lắng, sợ hãi không dám tiến sâu vào "khu rừng yêu tinh".

Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn khu rừng “quái vật tuyết” ở Nhật Bản.

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top