Hết tinh trùng do lạm dụng tiêm testosteron

(khoahocdoisong.vn) - Sai lầm trong việc sử dụng testosteron để tăng cường ham muốn hoặc điều trị kéo dài cho bệnh nhân vô sinh nam có thể lại là tác nhân gây vô sinh.

Anh Nguyễn Quang T. (42 tuổi, Hà Nội) mãi không sinh được con thứ 2, đi khám thì được biết, tinh trùng hơi thiếu và yếu nên cho tiêm bổ sung testosteron.

Từ ngày được tiêm anh thấy mình khỏe lên, hoạt động tình dục mạnh hơn. Thấy hiệu quả tốt, anh không đi khám lại mà tiếp tục tiêm bổ sung testosteron. Nhưng sau 1 năm thấy vợ vẫn không có thai, anh đi khám lại thì mới ngã ngửa vì chẳng còn tinh trùng.

Lời bàn: GS.TS Đỗ Trọng Hiếu, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe sinh sản cho biết, nhiều bệnh nhân hiếm muộn và kể cả không hiếm muộn thường bổ sung testosteron để giúp cơ thể cường tráng và hoạt động tình dục mạnh hơn.

Thực tế  testosteron chỉ giúp cải thiện một số chỉ số của tinh trùng ở một số bệnh nhân thiếu testosteron hoặc kháng thể testosteron. Testosteron rất cần thiết cho sự khởi động và duy trì sinh tinh, nhưng sử dụng liều cao và kéo dài lại làm cho sự sinh tinh bị ức chế mạnh, thậm chí gây vô tinh (hết tinh trùng).

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top