Hạt muồng chữa chứng mất ngủ

(khoahocdoisong.vn) - Cây muồng còn gọi là mồng lạc, là loại cây nhỏ thường cao từ 30-90cm. Hạt muồng có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy. Khi sao có mùi thơm như mùi café chữa nhiều bệnh.

Chữa khó ngủ, ngủ hay mê, tim hồi hộp: hạt muồng 20g sao khô, mạch môn 15g, tâm sen sao 6g sắc uống. Ngày nên uống 3 lần, mỗi lần 1 bát, tùy vào việc bạn mất ngủ nặng hay nhẹ, nhưng uống khoảng 3 ngày sẽ có tác.

Chữa tăng mỡ máu (do can thận âm hư, khí trệ huyết ứ): Hạt muồng sao thơm 15g, sơn tra 15g, hà thủ ô đỏ 15g, đan sâm 20g, câu kỷ tử 10g. Tất cả tán bột khô, đun sôi 30 phút (khi sôi để nhỏ lửa) với 1.500ml nước, cho nước thuốc vào phích để giữ nóng, chia làm nhiều lần uống trong ngày, uống 2-3 tháng sẽ có tác dụng.

Chữa xuất huyết dưới da, đại tiện ra máu, hội chứng lỵ: hạt muồng sao 10g, hoa hòe 10g sao  sắc uống hoặc sao, tán bột uống mỗi lần 5-7g, ngày uống 3 lần, uống khoảng 1 tuần..

Chữa tăng huyết áp (thể can, thận, âm hư): Hạt muồng 24g, nữ trinh tử 15g, sa uyển tử 12g, thỏ ty tử 12g, câu kỷ tử 12g, kim anh khô 9g, quả dâu chín khô 12g. Sắc uống ngày 1 thang đến khi huyết áp ổn định thì thôi dùng thuốc.

Chú ý, hạt muồng uống nhiều thường đi phân lỏng. Khi thấy triệu chứng trên thì nghỉ vài hôm, rồi lại tiếp tục uống với liều lượng ít và thưa hơn. Nếu muốn không đi phân lỏng nữa thì cho vào các vị thuốc đó 12 g ý dĩ.

Lương y Phan Thị Thạnh, Hội Đông y TP Vũng Tàu

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top