Hàng nghìn m2 đất hóa thành điểm tập kết tro, xỉ nhiệt điện
Tâm Đức
Thời gian gần đây, tại khu vực đất chuyển đổi lên đến hàng nghìn m2 thuộc thôn Xạ Sơn (xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) đã được “hô biến” thành điểm tập kết tro, xỉ từ nhà máy nhiệt điện.
chia sẻ
Lượng lớn tro, xỉ được tập kết tại khu vực đất chuyển đổi tại thôn Xạ Sơn, xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn.
Theo người dân phản ánh, số lượng tro, xỉ tập kết tại đây được vận chuyển ra từ Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương từ trong Tết. Đến nay, tại khu vực này, tro, xỉ chất thành nhiều đống, cao đến vài mét trên diện tích lên đến hàng nghìn m2. Điểm tập kết tro, xỉ này nằm sát khu vực người dân đang canh tác nông nghiệp, nhưng lại không được che chắn cẩn thận dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm.
Đáng chú ý, khu vực tập kết tro, xỉ này nằm ngay ven đường dẫn ra cầu Mây, trong suốt thời gian qua nhưng chưa được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý. Người dân lo ngại việc tập kết tro, xỉ tại đây ảnh hưởng đến người dân khi sát khu vực canh tác nông nghiệp.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Chữ, cán bộ địa chính xã Quang Thành cho biết, việc tập kết tro, xỉ trên diện tích đất chuyển đổi trên diễn ra từ trước Tết. Cán bộ địa chính cho biết việc tập kết tro, xỉ tại đây không đúng quy định, tuy nhiên đến nay xã chưa lập biên bản.
Theo phản ánh của người dân cũng như ghi nhận của PV từ thực tế, ngoài điểm tập kết trên, tro, xỉ từ Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương còn được tập kết tại một số bến bãi dưới chân cầu Mây thuộc địa phận xã Thăng Long (thị xã Kinh Môn). Tại khu vực cảng dầu của Công ty TNHH điện lực JAKS Hải Dương, tro xỉ cũng được tập kết tại đây để vận chuyển bằng đường thủy.
Trước đó, từ tháng 9/2023, Báo Tri thức và Cuộc sống liên tục phản ánh việc chuyển giao chất thải tro, xỉ tại Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương phát sinh nhiều bụi gây ô nhiễm môi trường. Sau đó, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát và yêu cầu doanh nghiệp khắc phục. Tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2023, UBND tỉnh Hải Dương tiếp tục yêu cầu, công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương xây dựng quy trình vận chuyển, tiêu thụ tro, xỉ thải đảm bảo vệ sinh, môi trường, giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình vận chuyển tiêu thụ.
Người dân đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương cùng chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, tiêu thụ tro, xỉ từ Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương, trong đó có các điểm tập kết tro, xỉ như phản ánh ở trên để đảm bảo đúng quy định, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Bà Lê Thị Kim Loan, quận Tây Hồ, Hà Nội nói về việc không nên vứt bát hương, tro... xuống Hồ Tây gây ô nhiễm môi trường.
Ngày 31/10, Thanh tra tỉnh Hải Dương ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ Nhà nước với Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương.
Diễn biến liên quan đến vụ việc 38 hộ gia đình trú tại phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) kêu cứu vì bỗng dưng mất đất, ngày 18/10/2024, UBND TP Hòa Bình có văn bản số 3941/UBND-TNMT, gửi Báo Tri thức và Cuộc sống.
UBND xã Đại Thành (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu ông Đặng Văn Tr., dừng ngay việc giết mổ gia súc không phép cho đến khi có đủ các điều kiện cần thiết mới được phép hoạt động.
Chủ “lò” giết mổ gia súc không phép cho biết, trước đây ông kinh doanh "lò" mổ ở xã Tân Phú và mới chuyển sang bên đất Đại Thành. Địa điểm giết mổ mới này chỉ dựng tạm để con trai làm.
Doanh nghiệp này xả nước thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần; thải khí thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61/2024/QĐ-UBND, ngày 27/9/2024, trong đó quy định về điều kiện và diện tích đất tối thiểu để được tách thửa tại Hà Nội trong thời gian tới.
Hoạt động không phép, không đảm bảo vệ sinh thú y, nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nhưng cơ sở giết mổ gia súc này vẫn ngang nhiên tồn tại khiến người dân bức xúc.
Công ty TNHH GREENWOOD vừa bị UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt 140 triệu đồng vì hành vi phạm không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định.
Xả nước thải có nhiều thông số vượt quy chuẩn cho phép; không thực hiện giám sát môi trường nước thải theo đúng quy định... Trung tâm thương mại và siêu thị Hùng Cường Big C (siêu thị GO Quảng Ngãi) bị xử phạt 215 triệu đồng.