<h2><strong>Giải mã gen ăn uống</strong></h2> <p>Sẽ thực sự ngạc nhiên khi bạn biết rằng, gen ăn uống của bạn sẽ được di truyền một nửa sang con. Chính bạn, bản gốc, đã tạo ra một bản sao, là đứa con, gần tương tự như mình có chứa những đức tính thích ăn hay không thích ăn. Và khoa học đã chỉ ra một số gen có liên quan mật thiết tới vấn đề này.</p> <p><em>Thế hệ F2 của bạn có ham ăn vô độ, </em>bạn xin đừng đổ thừa cho một mình bé nhé. Mà chính là do bạn đấy. Vào đầu những năm 1990, người ta đã nghiên cứu trên những người bị nghiện thực phẩm, rơi vào tình trạng ham ăn vô độ. Kết quả, họ tìm ra một điểm khá lý thú, tất cả những người nghiện thực phẩm đều có mối liên hệ huyết thống với những người nghiện rượu hoặc nghiện thực phẩm.</p> <p>Tức là một người ăn cảm thấy không biết no, không biết chán, cứ nhìn thấy thực phẩm là thèm “nhỏ dãi” ra thì kiểu gì trong mối quan hệ huyết thống có ông bà, bố mẹ hoặc là những người có khả năng ăn uống vô độ không kém hoặc là những người uống rượu không biết say.</p> <p>Gen POMC nằm trên nhiễm sắc thể 2p23.3 chính là chìa khóa của vấn đề. Gen này mã hóa tổng hợp nên một protein có tên là proopiomelanocortin. Protein này sau đó được phân cắt ra thành các phân tử peptid nhỏ hơn, chúng, những phân tử peptid nhỏ hơn, sẽ gắn kết vào các cơ quan thích hợp của cơ thể để tạo ra các kích thích sinh học.</p> <p>Đáng chú ý trong bài viết này đó là kích thích lên việc điều hòa ăn uống. Proopiomelanocortin sẽ kích thích tạo ra 3 loại hoóc-môn (trong số nhiều hoóc-môn khác) là alpha, beta và gamma melatonin. Ba phân tử này có nhiều vai trò khác nhau nhưng một trong các vai trò sinh học đó là tắt cảm giác đói, tắt cảm giác thèm thực phẩm sau khi ăn.</p> <p>Thế nhưng, vì bạn, thế hệ F1, đã di truyền một bản lỗi của gen này cho đứa con, thế hệ F2, nên nó không có khả năng tắt cảm giác đói sau ăn. Nó vẫn cứ ăn tiếp và ăn không biết chán. Hậu quả là nó quá béo, béo không tưởng, ăn quá nhiều, nhiều không thể đo được. Cũng giống như bạn, cũng ăn không biết no và ăn không biết chán. Đó là do bạn đã chứa một bản lỗi của gen POMC trong chính cơ thể bạn mà bạn đã không hay.</p> <p><em>Lại có những người thích ăn mặn, </em>ăn mặn tới vô độ. Trong một bữa cơm, người đó cứ phải rưới thêm nước mắm, trộn thêm muối mè. Có những người chấm đồ luộc như: rau luộc, thịt luộc phải chấm ngập miếng, lật mặt này lại chấm mặt kia thì họ mới thỏa mãn việc ăn đậm được. Với họ, nồng độ muối phải đủ mặn thì mới tạo ra cảm giác phấn khích trong ăn uống.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Sự thể này được hình thành ngay từ khi nhỏ. Còn nếu chưa hình thành thì đến một lúc nào đó được tiếp xúc với bữa ăn mặn, ngay lập tức người đó sẽ trở nên hấp dẫn và thích thú lạ thường với các bữa ăn có độ muối cao.</p> <p>Tại sao lại có những người mê mẩn muối đến cao độ như vậy? Xin thưa, nó không phải tự trên trời cao vời vợi rơi xuống mà chính trong cơ thể người đó đã có một bản lỗi gen POMC ở đoạn mã hóa nên chất gamma melatonin và bản lỗi của gen HSD11B2. Bản lỗi này có nguồn gốc từ bố mẹ truyền đạt sang.</p> <p>Khi gen POMC bị lỗi đoạn mã hóa gamma melatonin và hoặc gen HSD11B2 bị lỗi ở đoạn mã hóa ra 11-beta-dehydrogenase, người đó bị giảm khả năng điều hòa lượng muối khiến cho lưỡi của họ không thể cảm nhận nồng độ muối thấp mà nồng độ muối cứ phải cao ngút trời lên mới đủ kích thích. Và do đó, họ cứ ăn mặn thôi mặc dù họ biết, ăn như thế là không tốt.</p> <p><em>Nếu đã nuôi con, chắc hẳn bạn đã không còn lạ gì với những đứa trẻ lười ăn. </em>Lười ăn đến phát nhức đầu. Mỗi bữa ăn là phải lê lết từ chỗ này tới chỗ khác, đi dong từ vị trí này đến vị trí kia, bày đủ trò mà vẫn không chịu ăn cho. Miệng của bé cứ ngậm hết lần này đến lần khác. Nói chung nản. Bạn thường càu nhàu, cằn nhằn ghê lắm.</p> <p>Bạn thậm chí đổ lỗi hết lên đầu cho bé, tại sao lại nảy ra cái “giống” khó chịu vậy ta? Nhưng thật ra, phiên bản này bị lỗi ở một gen quy định sự ham ăn. Mà sự lỗi này có gốc gác từ bạn mới thiệt là chán đủ đường.</p> <p>Bằng chứng là người ta đã nghiên cứu và tìm ra được, nếu ai đó bị lỗi gen GHRL thì thực là đáng tiếc hết sức. Gen này có chức trách tạo ra một hoóc-môn có tên là ghrelin. Đây là một hoóc-môn bắt buộc trong việc kích hoạt sự thèm ăn. Mỗi khi nó được tung vào máu, ngay lập tức, công tắc thiết lập cho sự đói được mở ra.</p> <p>Đứa trẻ hay một người nào đó sẽ cảm thấy đói cồn cào và chỉ muốn ăn ngấu nghiến. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, chúng ta không có đủ ghrelin thì hiện tượng đói không xảy ra và chúng ta rất chán ăn. Trong trường hợp đứa trẻ chán ăn, nó đã bị lỗi ở gen GHRL dẫn tới cơ thể của chúng không tổng hợp ra ghrelin hoặc có tổng hợp ra nhưng nồng độ ghrelin rất thấp.</p> <p>Hậu quả là chúng không hề cảm thấy đói và chúng vô cùng thắc mắc là tại sao bố mẹ cứ bắt chúng ăn trong khi chúng chả buồn ăn. Mặc dầu cơ thể của chúng cứ gần teo dần nhưng công tắc đói, rất tiếc, đã không được khởi động trong trường hợp này. Mà gốc gác của sự thể đó là do lỗi của gen GHRL, lỗi của bạn, chứ không phải lỗi của cháu bé bởi cháu bé không tự bẻ gãy đoạn gen của mình được. Bạn đã tự xem lại phiên bản lỗi của mình chưa?</p> <p><em>Chưa hết, một số người có thể ăn những thứ đắng một cách ngon lành.</em> Họ ăn mướp đắng giỏi như không, rồi họ ăn cải đắng, dưa đắng, nói chung là thứ gì đắng cũng đều ngon hết. Thậm chí, có một số người uống thuốc kháng sinh dòng thuốc trị tiêu chảy có thể bị nôn ọe vì quá đắng nhưng với những người này nhai thuốc không là điều khó.</p> <p>Đó chẳng phải là một cái gì quá cao siêu mà thực tế, họ là những người kém nhận cảm vị đắng và ăn đắng như vậy họ không cảm thấy gì trong cơ thể.</p> <p>Lý do của điều này không phải vì được rèn luyện với đắng mà là vì gen TAS2R38 của họ bị lỗi. Gen này có chức năng tổng hợp ra một protein có tên là protein TAS2R38. Protein này là một thụ cảm thể có khả năng nhận biết vị đắng.</p> <p>Cứ khi nào ăn thực phẩm đắng, thụ cảm thể này được kích hoạt và nó tạo xung động thần kinh truyền về não bộ báo rằng “đắng quá” dù chỉ mới chút chút chất đắng đi vào miệng. Nếu phân tử protein này càng nhiều ở lưỡi bạn thì bạn cảm nhận độ đắng càng dễ.</p> <p>Còn nếu phân tử protein này thấp và ít phân bố ở lưỡi thì bạn cảm nhận vị đắng càng khó. Và bạn sẽ bị trơ lỳ với cảm giác đắng. Trong trường hợp bạn bị lỗi gen TAS2R38, nồng độ protein TAS2R38 sẽ rất ít. Khi đó, bạn sẽ lỳ với đắng và có thể chấp hết mọi thứ. May thay, sự lỗi của tự nhiên này lại đem lại ưu thế có lợi cho bạn hơn là hậu quả buồn phiền.</p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Ham ăn, chán ăn – do gen bố mẹ cả đấy
Nhiều ông bố bà mẹ bị thất vọng về khả năng ăn uống của con. Và rất tự nhiên, họ quy hết lỗi này cho em bé. Nhưng lật ngược vấn đề, khoa học chỉ ra, chính bạn mới là “tay trong” gây ra sự rắc rối này.
Bé 6 tháng tuổi mắc não mô cầu, dấu hiệu nào cảnh báo bệnh ở trẻ?
Bé trai khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Trẻ nhập Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng thóp phồng, xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy cho kết quả dương tính với não mô cầu.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.
Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc lao phổi, chuyên gia cảnh báo gì?
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Giải phóng hơn 100 con giun trong ruột bé trai 2 tuổi
Trẻ khi bị giun đũa ký sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đang dọn vườn, người đàn ông bị cành cây đâm xuyên góc hàm vào tận cổ
Trong lúc dọn vườn, người đàn ông 65 tuổi bị trượt chân ngã vào gốc cây cảnh và 1 cành cây đâm vào vùng góc hàm vào tận cổ với kích thước dài khoảng 5 cm.
Đi ngoài liên tục, sút cân… đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng rất nguy hiểm, nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 4 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.