Hà Nội: Đầu tư xây mới, nâng cấp 310 chợ

TP Hà Nội sẽ tập trung xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng các chợ đang hoạt động; đầu tư xây dựng mới 141 chợ, trong đó có 6 chợ đầu mối, đảm bảo tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm…

UBND TP Hà Nội đang lên kế hoạch để củng cố và phát triển hệ thống chợ trên địa bàn với mục tiêu khắc phục, giải quyết các vướng mắc thời gian qua.

Cụ thể, đến hết năm 2025, 100% chợ trên địa bàn TP Hà Nội được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng, nội quy hoạt động, phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng.

Hà Nội sẽ tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp mở rộng các chợ đang hoạt động, phấn đấu 100% các chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa.

Trong đó, đầu tư xây dựng mới 141 chợ (có 6 chợ đầu mối); đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 169 chợ.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa chợ bằng nguồn xã hội hóa và nguồn ngân sách Nhà nước.

cho-dan-sinh(1).jpg
Hà Nội: Đầu tư xây mới, nâng cấp 310 chợ trên địa bàn (ảnh minh họa).

UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Công Thương hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tập trung xây dựng, thẩm định và trình, duyệt theo thẩm quyền các nội dung về chuyển đổi chợ, phân hạng chợ, giá dịch vụ, an toàn thực phẩm trong chợ, phương án sắp xếp ngành hàng các chợ trên địa bàn…

Cùng với đó, các địa phương, đơn vị được giao tập trung rà soát kỹ từng vụ việc thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến hoạt động chợ tồn đọng, làm rõ nguyên nhân, giải quyết dứt điểm các vụ việc có tụ tập đông người, khiếu kiện phức tạp kéo dài.

Đồng thời, rà soát lại quỹ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bố trí các địa điểm xây dựng chợ.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với quỹ đất sạch, góp phần giảm kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, giảm thời gian chuẩn bị đầu tư dự án.

Đặc biệt, ưu tiên xem xét bố trí diện tích đất thích hợp đầu tư xây dựng chợ dân sinh đáp ứng nhu cầu nhân dân từ nguồn quỹ đất thực hiện di chuyển cơ sở ô nhiễm môi trường trong nội thành ra ngoại thành.

Đáng chú ý, TP Hà Nội sẽ gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương đối với công tác quản lý chợ theo phân cấp; đặc biệt là việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động chợ trên địa bàn.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top