GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí: "Một số ý kiến để chống dịch COVID-19 hiện nay"

Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu tham luận của GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí - ĐBQH, Ủy viên Đoàn Chủ tịch VUSTA, Chủ tịch quỹ Huyết học và Truyền máu Việt Nam nêu tham luận về "Một số ý kiến để chống dịch COVID-19 hiện nay" tại Hội nghị Đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức vào ngày 15/9.

Chúng ta đều biết: Dịch COVID-19 là rất nặng nề, diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và không sớm kết thúc. Vì vậy, phải bình tĩnh, đồng lòng, quyết tâm và dựa vào chuyên môn để chống dịch; đồng thời cần linh hoạt, hợp lý và an toàn để đảm bảo 2 mục tiêu “vừa chống dịch thật tốt, vừa phục hồi kinh tế hiệu quả”.

Thời gian qua Việt Nam đã tổ chức chống dịch tốt, nhưng dịch vẫn bùng phát dữ dội và đã có những diễn biến mới nên cần phải tổ chức chống dịch phù hợp hơn nữa, quyết liệt hơn nữa mới có thể đạt được hiệu quả cao.

Trong phạm vi thời gian có hạn, tôi xin phép được đóng góp một số ý kiến cụ thể để chống dịch COVID-19 như dưới đây:

I. Chống dịch COVID-19 trước hết cần phải dựa vào khoa học, công nghệ và chuyên môn Y khoa

Lý do: COVID-19 là một loại bệnh dịch do virus SARS-CoV-2. Vì vậy cần phải có kiến thức về y khoa, có hiểu biết về công nghệ thì mới có thể biết được nguyên nhân, cách lây lan dịch bệnh, diễn biến bệnh, nguyên lý kháng nguyên kháng thể, các kỹ thuật xét nghiệm để phát hiện, thuốc men, liệu pháp, liệutrình... Từ đó mới có chiến lược chẩn đoán, điều trị, tiêm chủng vắc xin, và từ đó mới để ra chiến lược đúng để cách ly, phong tỏa, dập dịch, phòng dịch đúng, hợp lý nhằm giảm bớt người bị nhiễm, người bị bệnh và người tử vong.

Từ đầu vụ dịch COVID-19 đến nay Việt Nam đã làm như vậy, tuy nhiên tại Hội nghị Đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tôi mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cần lưu ý hơn, chỉ đạo mạnh mẽ hơn theo tinh thần đó, và tôi mong Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam, nhất là các Nhà khoa học Y khoa tham gia vào cuộc chống dịch COVID-19 này mạnh hơn, rõ nét và hữu hiệu hơn.

Chúng ta đã có những cuộc trao đổi mang tính chuyên môn sâu như: gộp mẫu làm xét nghiệm PCR, sử dụng xét nghiệm gì, test kit gì để dùng làm chẩn đoán, thế nào là FO...Và đã thực sự hữu ích.

Nay, cũng cần có thêm những cuộc thảo luận khoa học về các vấn đề như các loại vắc xin trân vắc xin xét nghiệm kháng thể tự nhiễm và chủ động do được tiêm vắc xin, gộp mẫu để làm test nhanh, cách lấy bệnh phẩm chuẩn, công tác quản lý chất lượng xét nghiệm COVID-19, việc làm xét nghiệm trên quy mô toàn tỉnh/thành để truy vết ro, cách ly FO, F1. Hoặc các vấn đề về công nghệ trong quản lý người nhiễm, người tiêm vắc xin...

Bên cạnh sự tham khảo các nghiên cứu của quốc tế, chúng ta cần có những nghiên cứu khoa học từ thực tiễn Việt Nam về các biến thể virus SARS- CoV-2, về đặc điểm diễn biến dịch bệnh, về kháng nguyên, về kháng thể, về vắc xin, về thuốc điều trị tây y và đông y... ở nước ta.

Dựa trên những căn cứ khoa học đó, để các Nhà khoa học đề xuất cho được đúng và kịp thời những biện pháp chống dịch cụ thể cho Ban chỉ đạo chống dịch COVID-19 quốc gia và các địa phương để triển khai trên thực tế.

Cần ứng dụng mạnh mẽ hơn Công nghệ vào để chống dịch: Đây là một nội dung rất quan trọng, cần mời các chuyên gia giỏi tư vấn để triển khai CNTT vào tất cả các hoạt động: quản lý dịch, xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin, hỗ trợ an sinh xã hội...

Xin đề nghị các Nhà khoa học trong Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam hợp sức lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành với Chính phủ, cùng với nhân dân tham gia vào trong cuộc chống lại đại dịch COVID-19 khủng khiếp này.

II. Cần tổ chức để “người dân phải thực sự là chủ thể để chống dịch”

Xuất phát từ ý kiến của Chính phủ “Người dân là trung tâm, là đối tượng thụ hưởng kết quả những hoạt động chống dịch; Và người dân đồng thời cũng phải là chủ thể tham gia vào công cuộc chống lại dịch COVID-19 này”. Đây là cuộc chiến tranh chống lại một loại giặc dịch rất khó khăn, ác liệt. Vậy phải toàn dân tham gia mới thành công được.

1. Cần làm mọi cách để người dân hiểu, biết, tin và đồng hành cùng làm

Cần truyền thông để người dân biết về dịch, biết cả nước đang có chủ trương, chính sách gì để chống dịch; đặc biệt nắm được công việc cụ thể gì ở ngõ phố mình, cụm dân cư mình đang làm...

• Từ đó Nhân dân đồng lòng, chủ động, tích cực, nghiêm túc tham gia tất cả các hoạt động chống dịch;

• Phát huy được tinh thần tương thân tương ái, tính nhân văn khi thụ hưởng các dịch vụ (như tiêm vắc xin, làm xét nghiệm, nhận tài trợ...)

• Đặc biệt là nêu cao trách nhiệm tự bảo vệ cá nhân, bảo vệ cộng đồng;

2. Sử dụng các công cụ

• Phát huy hệ thống chính trị và tổ chức chính quyền – đặc biệt ở cấp phường/ xã; thôn/khu phố, thậm chí là ngõ phố, cụm dân cư tham gia vào hoạt động chống dịch;

Cần đẩy mạnh truyền thông, bằng mọi phương tiện truyền hình, báo giấy, báo mạng, tin nhắn, zalo, viber, loa phường) để người dân hiểu đúng, đầy đi, cập nhật phù hợp với giai đoạn dịch COVID-19; về các hoạt động, các công việc liên quan đến chống dịch COVID-19 nhất là ngay tại địa phương mình,

3. Thực hiện mỗi phường xã, mỗi tuyến phố là một pháo đài chống dịch; gia đình, mỗi cụm dân cư là một lô cốt chống lại COVID-19. Chỉ khi làm được như vậy thì chống dịch mới hiệu quả

a. Đối với vùng đồ (cần phong tỏa), vùng vàng (cần cách ly):

• Đưa việc quản lý cho nội bộ khu dân cư dưới sự quản lý, hỗ trợ, giúp đỡ

của chính quyền;

• Lập chốt chặn ngay từng ngõ phố, từng tòa nhà... quản lý việc đi lại, thực hiện 5K ngay tại đó thật chặt. Động viên để người dân cùng đồng lòng, phối hợp chống dịch để sớm đưa vùng mình sinh sống sớm trở thành vùng an toàn hơn.

b. Đối với vùng xanh: Thường xuyên tuyên truyền, phát động để nhân dân nâng cao ý thức tự bảo vệ vùng mình ở, nơi mình làm việc, học tập... luôn là vùng xanh;

c. Thực hiện khen ngợi, động viên kịp thời; Đồng thời cần xử phạt thật nghiệm cá nhân và đơn vị gây lây lan dịch bệnh.

4. Trong việc điều động người tham gia chống dịch

Trước hết là ưu tiên tại chỗ, đặc biệt là cán bộ y tế: công lập, tư nhân; đương nhiệm, đã về hưu; đang học tại các trường Y... Sau đó mới là điều động, kêu gọi nơi khác đến;

III. Phân chia và quản lý vùng cách ly cần dựa vào xác định các F

Phân chia tình trạng nhiễm virus SARS-CoV-2 thành các F và phân chia các vùng có nhiễm, nguy cơ nhiễm COVID-19 theo các vùng đỏ, vàng, xanh là những sáng tạo rất Việt Nam. Cần làm sao cho 2 loại phân chia này có sự gắn kết với nhau hơn nữa. Cụ thể:

- Vùng đỏ là vùng có FO và những F1 có liên quan gần; Vùng vàng là có F1 và những F2; Còn lại là vùng xanh;

- Xác định vùng bị cách ly (vùng vàng) hoặc phong tỏa (vùng đỏ) trên thực tế là phải thật chính xác, thật gọn và quản lý thật nghiêm, Ving đỏ là "nội bất xuất, ngoại bất nhập", rào chắn đường ngay ở đây và chỉ ở vùng đấy thôi.

- Không thể yêu cầu giãn cách quá dài, không thể để định đến sản xuất và hạn chế sinh hoạt Nhân dân mãi, vì vậy:

• Cần cân nhắc thật thận trọng để đưa ra quy định hạn chế việc yêu cầu giãn cách, cách ly cả một phường/xã, cả một quận/huyện, thậm chí là cả thành phố/ tỉnh;

• Căn cứ vào tình hình dịch bệnh mà các vùng đỏ/ vàng/ xanh có sự thay đổi theo thời gian và chính quyền cần công bố sớm để kịp thời tổ chức chống dịnh ở những nơi vùng đó, cũng như để ổn định xã hội trong trạng thái bình thường mới” ở vùng xanh sớm nhất.

IV. Xét nghiệm phát hiện F0 thần tốc là đúng và cần thiết

Xét nghiệm thần tốc nhưng phải đúng đối tượng, không bỏ sót, không làm sai (nhất là khâu lấy bệnh phẩm), hợp lý và hiệu quả. Trừ những thành phố đặc biệt quan trọng, rất đông đúc dân cư, là nơi “hiểm yếu”, có nguy cơ cao bùng phát dịch thì có thể làm xét nghiệm đại trà trên diện rộng, thần tốc để bóc tách FO thực hiện cách ly. Còn lại thì:

1. Tổ chức xét nghiệm ở mỗi vùng là khác nhau

a. Vùng đó: 3 ngày/ lần. Khi tất cả âm tính được 2 lần thì tuyên bố nơi đỏ đã trở thành vàng vàng.

b. Vùng vàng: Có xét nghiệm ở ngày đầu tiên, rồi sau 5 ngày/ lần. Khi kết quả xét nghiệm lần 2 mà tất cả âm tính thì tuyên bố nơi đó thành vùng xanh.

c. Vùng xanh: Không xét nghiệm đại trà tất cả, mà chỉ cần ai đã từng tiếp xúc với F1 thì tự nguyện đi xét nghiệm.

d. Nếu ở vùng vàng hoặc vùng xanh mà xét nghiệm có dương tính, tức là có 60 thì vùng đó lại bị trở thành vùng đỏ.

2. Ngoài ra còn có các loại hình tổ chức xét nghiệm khác

a. Những người có ho, sốt, đau mỏi người... nếu nghi ngờ thì nên tự đi làm xét nghiệm,

b. Các cơ quan, công sở, Cty, tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp: Tự tổ chức xét nghiệm theo nguy cơ nhiễm bệnh, theo ý thức phòng tránh và theo năng lực tài chính của cơ quan;

c. Xét nghiệm để đi công tác, lái xe đi xa, hoặc làm những công việc đặc biệt có yêu cầu... họ sẽ tự đi xét nghiệm, hoặc cơ quan mời đơn vị lấy mẫu đến làm xét nghiệm,

3. Loại xét nghiệm gì được sử dụng để xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2

a. Nên ưu tiên sử dụng xét nghiệm PCR vì chính xác hơn và nếu gặp mẫu thì rẻ hơn; gộp mẫu: không quá 10 mẫu.

Vùng đó: Tốt nhất là làm mẫu đơn cho FO, sau đó tối đa là gộp 3;

• Vùng vàng: Thực hiện gộp 5;

• Vùng xanh; Thực hiện gộp 10;

• Xét nghiệm cho người ho, sốt (mục a): Nên làm mẫu đơn;

• Xét nghiệm cho cơ quan, Cty.... (mục b): Gộp 10;

• Con lại (mục c) tùy theo mà làm mẫu đơn hoặc gộp mẫu 5.

b. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2: Không nên lạm dụng, chỉ sử dụng khi cần giải tỏa nhanh (ví dụ: ở sân bay, ở các chốt giao thông – mà lái xe cần làm để tiếp tục hành trình ngay).

4. Trong xét nghiệm thì khâu lấy bệnh phẩm là hết sức quan trọng, cần tập huẩn bài bản, kiểm tra, giám sát thật kỹ khâu này. Và chỉ khi nào y tế không đủ sức phục vụ mới tự lấy mẫu làm xét nghiệm, và nếu có thì phải hướng dẫn thật cẩn thận và phải có người có chuyên môn giám sát.

V. Nỗ lực để thu hẹp vùng đỏ, mở rộng vùng xanh

1. Vùng đỏ (là vùng có FO) cần bị phong tỏa. Vì vậy cần xác định thật chính xác, thật gọn không phong tỏa rộng mà chỉ nơi có FO và F1 có liên quan; và phải quản lý phải thật nghiêm. Vùng đó là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, rào ngay ở đấy và chỉ ở vùng đấy; mời ngay chính quyền, các tổ chức (như: dân phòng, thanh niên, cựu chiến binh, tổ dân phố, ban quản lý tòa nhà, tổ tương tế”...) ở ngay đó vào cuộc tham gia chống dịch.

2. Tiến hành xét nghiệm thần tốc và đúng lộ trình. Khi âm tính (như đã nói trên) thì tuyên bố để sớm giải tỏa cho dân.

3. Cần tạo ra sự bình tĩnh, đồng lòng và quyết tâm chống dịch ngay trong cộng đồng nhân dân đó. Chỉ có người dân trong từng cộng đồng cụ thể vào cuộc thì chống dịch mới hiệu quả và mới sớm thành công.

4. Cần thấy: phong tỏa, cách ly, giãn cách là cần thiết để chống dịch nhưng rất phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc, lưu thông, sinh sống của nhân dân. Vì vậy chỉ công bố khi cần thiết, làm thật đúng nơi, làm đúng mức độ và làm vừa đủ là tháo dỡ ngay.

5. Cụ thể, xin đề nghị

- Không nên tùy tiện chốt chặn đường trên các tuyến đường lớn, đặc biệt là quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện mà chỉ chốt chặn vùng đỏ và vùng vàng.

- Bỏ phong tỏa càng sớm càng tốt khi không còn là vùng đỏ, dỡ bỏ cách ly khi không còn là vùng vàng.

VI. Đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin cho nhân dân nhanh nhất, sớm nhất

Xin đánh giá rất cao sự cố gắng của Chính phủ, đặc biệt là thông qua “chiến lược ngoại giao vắc xin” để tìm kiếm nguồn vắc xin tiêm chủng cho Nhân dân. Chúng ta biết:

Vắc xin là quan trọng nhất, quyết định thành công của việc chống dịch, đảm bảo an toàn tính mạng bền vững cho nhân dân và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Giai đoạn này là giai đoạn cần nhất, tốt nhất để tiêm vắc xin cho cả nước, đặc biệt là những nơi có nguy cơ cao, nơi “hiểm yếu”, nơi đông dân, nơi có nhiều khách ra vào như Tp Hà Nội, thành phố HCM, các tỉnh/ thành là trọng điểm kinh tế...

- Nguồn vắc xin đang còn chưa đủ, vì vậy rất cần sự phân bổ ưu tiên vùng và đối tượng hợp lý nhất có thể:

- Cần chọn vùng hợp lý: vùng vàng và xanh là tiêm đại trà; Còn vùng đỏ thì nên xét nghiệm kháng thể rồi tiêm mới hợp lý, hiệu quả và không tốn kém. Cần thực hiện ưu tiên đúng đối tượng (như quyết định của Bộ y tế), tuy nhiên cần lưu ý người làm những việc mà giao dịch rộng, tiếp xúc nhiều;

- Tổ chức tiêm thật khoa học, thật nhanh nhất và thuận lợi nhất cho người dân;

- Cần đẩy mạnh nghiên cứu để tự sản xuất vắc xin, nhất là những vắc xin chống lại biến chủng mới của COVID-19. Nên mua lại công nghệ để sản xuất cho nhanh, hạn chế việc nghiên cứu từ đầu. Cần sử dụng quỹ vắc xin để đầu tư cho việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước.

VII. Một số đề nghị để sống chung an toàn lâu dài với dịch COVID-19

Chủ động sống chung trong một thế giới có Covid với sự hiểu biết, bình tĩnh, linh hoạt và đồng lòng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Chính phủ để chống dịch;

Đảm bảo an toàn nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhưng cần phải linh hoạt, hợp lý để thực hiện 2 mục tiêu “chống dịch và đảm bảo các hoạt động kinh tế”; Cần khoa học và hợp lý hơn – đặc biệt là việc phong tỏa, cách ly, giãn cách, ngăn đường, cấp giấy đi đường, xét nghiệm, tiêm vắc xin... như đã nói trên;

Xin đề nghị:

1. Khi đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin, xét nghiệm kháng thể đủ để phòng nhiễm SARS-CoV-2, xét nghiệm COVID-19 âm tính, thì cho trở lại sinh hoạt bình thường, mà đi hoặc đến thì không cần cách ly 14 ngày nữa,

2. Vẫn tiếp tục việc đeo khẩu trang và sát khuẩn (tay, tắm rửa...), vẫn thực hiện giãn cách hợp lý ở những nơi quá đông người (như sân vận động, các hội trường lớn).

3. Các hoạt động đông người (như khai giảng, hội họp, tổng kết, văn nghệ, tổ chức các sự kiện...) nên ưu tiên tổ chức ngoài trời hơn ở trong nhà.

GS. Nguyễn Anh Trí lưu ý, vì dịch bệnh rất khó lường, nên những nội dung đã đề cập ở trên điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn.

Theo kienthuc.net.vn
back to top