Giúp doanh nghiệp trúng thầu, cựu Giám đốc Sở bị truy tố

Bà Phạm Thị Hằng, cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa bị cáo buộc cùng các bị can gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 20,8 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ra cáo trạng truy tố bị can Phạm Thị Hằng (SN 1967, cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa) về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Cùng bị truy tố về tội danh trên là 11 bị can khác, trong đó có bị can Nguyễn Văn Phụng (SN 1971, cựu Kế toán trưởng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa), Lê Thế Sơn (SN 1971, Giám đốc Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học Thanh Hóa).

Các bị can (từ trái sang): Trịnh Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Phụng, Bùi Trí Thức. (Ảnh: Bộ CA)

Các bị can (từ trái sang): Trịnh Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Phụng, Bùi Trí Thức. (Ảnh: Bộ CA)

Cáo trạng xác định, bị can Phạm Thị Hằng và các bị can khác có hành vi thông thầu, gây thiệt hại số tiền hơn 20,8 tỷ đồng của Nhà nước trong 2 gói thầu mua sắm thiết bị cho các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Các gói thầu vùng đặc biệt khó khăn

Gói thầu số 1, năm 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa có chủ trương mua sắm thiết bị cho 169 trường vùng đặc biệt khó khăn. Biết việc này, Lê Thế Sơn tới gặp Phạm Thị Hằng, xin tạo điều kiện trúng thầu và được nhận được sự đồng ý.

Sau đó, Phạm Thị Hằng chỉ đạo Nguyễn Văn Phụng và các bị can khác kết hợp với bị can Lê Thế Sơn tìm cách lập thông số kỹ thuật, cấu hình sao cho chỉ mặt hàng máy chiếu của Lê Thế Sơn đáp ứng được điều kiện. Các bị can cũng ấn định giá 222 bộ máy chiếu kèm tiền lắp đặt, tư vấn thẩm định… là hơn 33 tỷ đồng.

Tiếp đó, Phạm Thị Hằng gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa cho phê duyệt gói thầu giá trị 34 tỷ đồng và được phê duyệt mức giá 33,6 tỷ đồng. Liên danh các doanh nghiệp của Lê Văn Sơn sau đó trúng thầu với giá hơn 32,6 tỷ đồng, thấp hơn 1 tỷ đồng so với phê duyệt.

Sau khi vụ án được khởi tố, Hội đồng định giá theo vụ việc tỉnh Thanh Hóa kết luận, số hàng của Lê Văn Sơn cung cấp chỉ có giá 25 tỷ đồng. Do vậy, tại gói thầu số 1, các bị can gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 7,6 tỷ đồng.

Nhận “lại quả” từ doanh nghiệp

Gói thầu thứ 2 được xác định gây thiệt hại là việc mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy lớp 1 phục vụ sách giáo khoa mới năm 2020 - 2021 tại 512 trường.

Cũng như gói thầu số 1, Lê Thế Sơn tiếp tục gặp Phạm Thị Hằng để xin trúng thầu. Các bị can xây dựng giá thiết bị dạy học là hơn 88,5 tỷ đồng và các công ty trong liên danh của Lê Văn Sơn tiếp tục trúng thầu ở mức 87 tỷ đồng, cung cấp tivi, máy tính,… Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định giá trị giá thực hơn 73,7 tỷ đồng nên các bị can gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 13,2 tỷ đồng.

Quá trình thực hiện 2 gói thầu trên, Lê Thế Sơn đến phòng làm việc đưa cho Nguyễn Văn Phụng 2 lần, mỗi lần 3 tỷ đồng và đưa cho Phạm Thị Hằng 200 triệu đồng.

Sau khi nhận số tiền trên Nguyễn Văn Phụng cầm 700 triệu, chia cho Phạm Thị Hằng gần 3 tỷ đồng, Trịnh Hữu Nghĩa 1,65 tỷ đồng, Bùi Trí Thức nhận 300 triệu đồng, Lê Văn Cương nhận 250 triệu đồng.

Sau khi vụ việc được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vào cuộc điều tra, các bị can và những người liên quan đã nộp lại 10,6 tỉ đồng, trong đó bị can Phạm Thị Hằng nộp khắc phục hậu quả 5 tỷ đồng; Trịnh Hữu Nghĩa nộp lại 1,65 tỷ đồng; Lê Văn Cương 550 triệu đồng; Nguyễn Văn Phụng 700 triệu đồng; Bùi Trí Thức 300 triệu đồng; Lê Thế Sơn 2 tỷ đồng.

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top