cây giấp cá
Bệnh Tay Chân Miệng là bệnh nổi nhiều mụt đỏ, lở ngứa ở miệng, tay, chân, thường xảy ra ở trẻ em. Khi miệng bị lở sẽ gây đau đớn và làm cho trẻ em khó ăn uống.
Bệnh không nguy hiểm lắm và thường sẽ dần biến mất trong vòng 7-10 ngày dù không điều trị, ngoại trừ cho bệnh nhân uống nhiều nước, dùng paracetamol (acetaminophen) hoặc ibuprofen để hạ nhiệt nếu có sốt cao 38oC- 39oC.
Phòng bệnh và tránh lây bệnh qua người khác bằng cách giữ vệ sinh chung như thường xuyên rửa tay (nhất là sau khi chăm sóc trẻ bệnh), rửa tay trước khi ăn cho trẻ. Không dùng các đồ chơi của các em bệnh và nên cách ly trẻ bệnh với trường học.
Nhiều công trình nghiên cứu về y học cổ truyền hiện đại đã chứng minh các dược thảo sau đây có tinh kháng virus: rau giấp cá, lá xoan chịu hạn (xoan ăn gỏi), lá mận, thù lù cạnh (lù đù), rau sam, phèn đen, rau trai, diệp hạ châu, lá Nha đam (lô hội), củ nghệ… Những dược thảo này cũng trị được siêu vi gây các bệnh sởi (ban đỏ), ban hồng (rubella), thủy đậu (trái rạ), cúm.
Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng: dùng 100-200 g rau giấp cá (hoặc các cây lá tươi nêu trên) giã nát, chế nước sôi vào để ấm tắm cho bệnh nhân (không tắm lại bằng nước lã), xong dùng củ Nghệ giã nát lấy nước cốt thoa lên các vết lở loét.
Cũng có thể dùng lá nha đam gọt lấy gel thoa miệng và tay chân bé. Hoặc dùng rau giấp cá hoặc gel nha đam xay sinh tố cho bệnh nhân uống. Dùng liên tục 5-7 ngày. Lưu ý không dùng lá sầu đâu (sầu đông) lá 2 lần kép vì có độc nguy hiểm.
Có thể tăng sức đề kháng cho trẻ bệnh hoặc chưa mắc bệnh bằng cách cho trẻ uống 10 mg kẽm (1 viên Farzincol) và 100-200 mg vitamin C (hoặc 2-4 viên Rutin-C).
DS Phan Đức Bình