<div> <p><strong>Không chỉ “<span>Về nhà đi con</span>”, mỗi phim truyền hình gây bão màn ảnh đều có thể mang lại cho VTV hàng trăm tỷ đồng. Đằng sau lợi nhuận “khủng” ấy là gì?</strong></p> <p><abbr class="rate-vnd">155,5 tỷ đồng</abbr> là lợi nhuận của VTV từ việc bán quảng cáo trong 85 tập phim <em>Về nhà đi con</em>, chưa tính ngoại truyện và các hình thức quảng cáo khác như chạy banner hay sử dụng nội dung kịch bản phim.</p> <p>Mức doanh thu này được đánh giá “khủng” nhưng không gây ngạc nhiên. Bởi, trước đó, theo tính toán từ báo giá quảng cáo của Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình của VTV (TVAD), những phim gây bão như <em>Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng, Cả một đời ân oán </em>cùng từng thu được số tiền hơn một trăm tỷ từ quảng cáo.</p> <p><em>Người phán xử</em> từng đạt kỷ lục về giá quảng cáo với 220 triệu đồng cho TVC 30 giây, đây là mức giá chưa có phim nào đạt được trên sóng truyền hình quốc gia. Như vậy, với 10 phút quảng cáo trong bộ phim về thế giới ngầm này, nhà đài có thể thu được hơn <abbr class="rate-vnd">4 tỷ đồng</abbr>. Với 47 tập, lợi nhuận từ quảng cáo vượt xa con số <abbr class="rate-vnd">100 tỷ đồng</abbr>.</p> <p>Những phim khác <em>Sống chung với mẹ chồng</em>, <em>Quỳnh búp bê</em> và đặc biệt là <em>Cả một đời ân oán</em> cũng đã mang lại cho VTV doanh thu tương tự. <em>Cả một đời ân oán</em> kéo dài tới 2 phần với tổng 72 tập, theo tính toán của phóng viên từ báo giá của TVAD, phim cũng đã mang lại cho nhà đài số tiền là hơn <abbr class="rate-vnd">150 tỷ đồng</abbr>.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Giai ma nhung nguon thu tram ty tu moi phim truyen hinh cua VTV hinh anh 3 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/19/a1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Cột mốc doanh thu <abbr class="rate-vnd">100 tỷ đồng</abbr> từ quảng cáo từng là niềm mơ ước của phim truyền hình Việt nhưng đã ngày càng trở nên phổ biến trong hai năm trở lại đây. Sự lột xác này đã không còn là câu chuyện ăn may mà là thành quả của việc đổi mới công nghệ làm phim liên tục và không ngừng.</p> <h3>Thu tiếng đồng bộ</h3> <p>Gần 3 năm trước, trong cuộc trao đổi với <em>Zing.vn</em>, đạo điễn Đỗ Thanh Hải -giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) - bày tỏ nỗi trăn trở của giới làm phim xoay quanh câu chuyện thu âm và lồng tiếng.</p> <p>Theo đạo diễn, xu hướng thu tiếng đồng bộ là một tiêu chuẩn mà thế giới thực hiện từ lâu, trong khi Việt Nam “lâu lâu mới có một phim”.</p> <p>Nhưng, hiện nay, nỗi trăn trở này đã được giải quyết. Theo tìm hiểu của phóng viên, tất cả phim truyền hình được VFC sản xuất 2 năm qua đều được thu âm trực tiếp tại hiện trường như <em>Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng, Ngày ấy mình đã yêu, Cả một đời ân oán, Quỳnh búp bê, <span>Những cô gái trong thành phố</span>, <span>Nàng dâu Order</span>, Mê cung </em>và gần nhất là <em>Về nhà đi con.</em></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Giai ma nhung nguon thu tram ty tu moi phim truyen hinh cua VTV hinh anh 4 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/19/quynh_bup_be.jpg" /></td> </tr> </tbody> </table> <p>Thu tiếng đồng bộ đã không còn là một xu thế tất yếu mà trở thành một thực tế hiển nhiên của đời sống phim truyền hình. Diễn viên Thu Quỳnh cho rằng hiện nay rất hiếm, thậm chí không còn phim lồng tiếng, thu âm trực tiếp đã thành phổ biến.</p> <p>Kim Oanh của <em>Những cô gái trong thành phố</em> nhận định đó là một sự tiến bộ, khẳng định phim truyền hình Việt đã bắt kịp thế giới. Theo nữ diễn viên, thu tiếng đồng bộ góp phần không nhỏ vào thành công của các bộ phim.</p> <p>Trong khi, Thu Quỳnh cho rằng thu tiếng đồng bộ thậm chí còn có thể sàng lọc được diễn viên. Đồng nghĩa, những “bình hoa di động” vừa kém diễn xuất, vừa yếu đài từ đã không thể còn được trọng dụng ở môi trường phim truyền hình chuyên nghiệp.</p> <h3>Giới biên kịch “tham chiến”</h3> <p>Một thời gian dài khán giả từng quay lưng với phim Việt và tìm đến phim Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và cả game show, truyền hình thực tế. Nguyên nhân được đưa ra là phim Việt sáo rỗng, xa rời thực tế, gượng gạo, những câu thoại nặng giáo điều, rao giảng đạo đức và những phân cảnh “chỉ có trong phim”.</p> <p>Để thoát khỏi tình cảnh đó, VFC - đơn vị sản xuất phim truyền hình lớn nhất hiện nay - đã phải làm một cuộc cách mạng về kịch bản. Đạo diễn Đỗ Thanh Hải từng nhiều lần khẳng định việc nâng cao chất lượng nội dung kịch bản là một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu.</p> <p>Những nhà làm phim đã làm nhiều cách để giải quyết vấn đề kịch bản. Đầu tiên là mua bản quyền từ kịch bản nước ngoài với những đại diện tiêu biểu như <em>Người phán xử, Cả một đời ân oán, Ngày ấy mình đã yêu</em>, <em>Sống chung với mẹ chồng…</em></p> <p>Cùng với đó là sự đa dạng hóa, phong phú hóa về đề tài. Nhiều đề tài mới mẻ đã được thực hiện, không gian câu chuyện cũng được mở rộng đến các vùng miền… Nhiều đề tài chưa từng xuất hiện trên màn ảnh đã lần đầu được khai thác như thế giới ngầm (<em>Người phán xử</em>), cave và vấn nạn bảo kê (<em>Quỳnh búp bê</em>)…</p> <p>Với những đề tài cũ như tình yêu, gia đình nhà sản xuất sử dụng cách khai thác khác sao cho chân thực hơn. Đó là trường hợp của <em>Sống chung với mẹ chồng</em> và <em>Về nhà đi con. </em>Phim xây dựng những điển hình nhân vật nhưng mỗi khán giả đều thấy gần gũi.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Giai ma nhung nguon thu tram ty tu moi phim truyen hinh cua VTV hinh anh 5 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/19/ve_nha_di_con_7339098_1920x1080.jpeg.jpg" /></td> </tr> </tbody> </table> <p>Bình luận với <em>Zing.vn</em>, nghệ sĩ Trung Anh cho rằng sở dĩ <em>Về nhà đi con </em>gây bão vì nó thực sự chân thực. “Xem phim nhưng rất dễ thấy mình trong đó. Những câu chuyện trên phim mà gần gũi như chuyện của người thân, của bạn bè, của đồng nghiệp”, nam diễn viên gạo cội lý giải.</p> <p>Ngoài ra, một yếu tố không thể không kể đến là đội ngũ biên kịch hùng hậu. VFC có lẽ là nơi duy nhất ở Việt Nam hiện nay tồn tại một đội ngũ biên kịch phim truyền hình có biên chế và làm việc liên tục. Không chỉ còn ngồi trên bàn giấy viết kịch bản như trước, đội ngũ biên kịch hiện nay tham gia trực tiếp cả vào khâu casting, quay phim.</p> <p>Bên cạnh đó, các biên kịch cũng không ngại “nằm vùng” trên mạng để có những câu thoại gần gũi với dân mạng, và dễ tạo “trend” khi lên sóng.</p> <h3>Công nghệ và truyền thông được đẩy mạnh</h3> <p>Ngoài thu tiếng đồng bộ, diễn xuất diễn viên, kịch bản, sự đồng bộ của mọi khâu chuyên môn, trong đó có kỹ năng và công nghệ làm phim truyền hình trên VTV hiện nay cũng được chú trọng.</p> <p><em>Mê cung</em> mới đây thậm chí được khen như một tác phẩm điện ảnh vì có nhiều cảnh quay sáng tạo, trau chuốt. Những góc máy đầy ẩn ý nghệ thuật từng bị cho là không thể có trên truyền hình nhưng <em>Mê cung</em> đã xóa đi một phần định kiến.</p> <p>Cùng với đó, khoảng 2 năm trở lại đây, máy móc thiết bị làm phim truyền hình đã được đầu tư hơn. Nhiều yếu tố thay đổi dễ nhận biết, ví dụ như hình ảnh, từ chất lượng SD trước đây, các bộ phim hiện nay đã đạt được chất lượng full HD, thậm chí một số bộ phim gần đây của VFC còn đạt chất lượng 4K như <em>Người phán xử, Mê cung</em>.</p> <p>Đã có những phim truyền hình áp dụng nhiều máy quay cùng lúc, có máy bắt hình toàn cảnh, có máy bắt hình cận. Diễn viên không còn phải luôn chờ đợi vào từng máy, còn đạo diễn cũng có nhiều lựa chọn cảnh hơn khi dựng phim.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Giai ma nhung nguon thu tram ty tu moi phim truyen hinh cua VTV hinh anh 6 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/19/anh5.jpg" /></td> </tr> </tbody> </table> <p>Ngoài yếu tố công nghệ, truyền thông mạng xã hội (social media) cũng được các nhà làm phim truyền hình đẩy mạnh. Mục tiêu của truyền thông mạng xã hội là đạt được sự chú ý (attention) của công chúng. Về điều này, VTV đang ra sức tận dụng.</p> <p>Nhà đài luôn lập fanpage riêng cho từng phim. Khi phim kết thúc, fanpage này vẫn được sử dụng để quảng bá cho phim mới hoặc phim đang lên sóng, vốn chưa có nhiều khán giả biết đến.</p> <p>Trong một phim, VTV cũng luôn biết cách khơi gợi tò mò, tung trailer của từng tập và tiết lộ tình tiết kịch tính nhất của tập mới. Điều này khơi gợi sự tò mò, tăng tính lan truyền, tương tác và mang lại hiệu quả trên mạng xã hội cho bộ phim.</p> <p>Ngoài ra, đội ngũ fanpage còn dày công chế ảnh các nhân vật để tạo “trend” trên mạng, đăng tải những clip hậu trường hài hước của phim. Các diễn viên cũng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để quảng bá tác phẩm mà mình tham gia. Mạng xã hội đang được khai thác triệt để trong chiến lược truyền thông của VTV.</p> <p>Nhưng tất nhiên, truyền thông cũng chỉ như “hổ thêm cánh”, còn bản chất thành công vẫn là “có bột mới gột nên hồ”.</p> <br /> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Giải mã những nguồn thu trăm tỷ từ mỗi phim truyền hình của VTV
Không chỉ “Về nhà đi con”, mỗi phim gây bão đều có thể mang lại cho VTV hàng trăm tỷ đồng. Đằng sau lợi nhuận “khủng” ấy là gì?
Vụ 2 cô gái bị bắt cởi đồ do nghi mất tiền: Pháp lý thế nào?
Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Hà Nội: cảnh sát giải cứu 7 người mắc kẹt trong đám cháy nhà 8 tầng
Quốc hội thông qua Nghị quyết quản lý thị trường BĐS, phát triển NƠXH
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh, vùng núi cao dưới 10°C
Giao tranh quyết liệt tại Kursk, Nga thả bom hủy diệt quân tiếp viện Ukraine
Tại khu vực Kursk , mặc dù cả Nga và Ukraine đều triển khai các đơn vị chủ lực, nhưng không bên nào đạt được tiến triển mang tính quyết định.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê ở Chương Mỹ Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068 công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Hình phạt nào cho kẻ cướp ô tô, sât hại cụ ông?
Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, ở Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.
Việt Nam vẫn giao dịch tiền bitcoin, sao không đưa vào quản lý?
"Trí tuệ nhân tạo bây giờ khác lắm, mà rõ ràng ta thấy đời thực thế nào thì đời ảo như thế", Thủ tướng nói và đặt vấn đề, thực tế Việt Nam vẫn giao dịch tiền bitcoin, tại sao không đưa vào quản lý?
Trộm 12 chiếc xe máy ở Hà Nội, một đối tượng bị khởi tố
Hầu hết các tài sản Hùng trộm cắp được đều do chủ phương tiện quên không rút chìa khóa. Mỗi phương tiện, Hùng bán được với giá từ 3,8 triệu đồng đến 9,5 triệu đồng.
Hàng nghìn người đội mưa dự lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk
Hàng nghìn người dân đã đội mưa lớn đến tham dự lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk vào tối 22/11.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
2 đợt không khí lạnh cường độ mạnh sắp đổ bộ vào miền Bắc
Dự báo từ ngày 25 đến 27/11, sẽ có hai đợt không khí lạnh tăng cường tràn về và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII vinh danh 58 bộ sách
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 sẽ diễn ra vào lúc 19h ngày 29/11, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Năm nay, Giải thưởng tăng cả về số lượng và chất lượng các tác phẩm đạt giải.
Hà Nội kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Theo kế hoạch vừa ban hành, từ ngày 15/12/2024 đến hết 15/3/2025, Hà Nội tổ chức 4 đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
“Cõng thuê” ma tuý từ Lào về Việt Nam, 2 đối tượng lĩnh án tử hình
Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm hình sự xét xử 2 bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.