Gãy xương, đứt động mạch chỉ vì té ghế hay trượt chân

Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân phải phẫu thuật nối mạch máu hoặc đặt stent để tái lập thông thương máu nuôi vùng gối và cẳng chân, loại bỏ nguy cơ hoại tử chi.

Trong lúc ngồi rửa chén, chiếc ghế nhựa cũ bất ngờ gãy khiến bà Đ.T.T (59 tuổi, Bình Thuận) ngã xuống sàn bếp. Sau đó bà T được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu.

chan-thuong-dut-dong-mach-khoeo-duoc-ghi-nhan-qua-chan-doan-hinh-anh.jpg
Sau một cú té ngã tưởng chừng như đơn giản, bệnh nhân bị đứt động mạch khoeo chân. 

Tuy nhiên, chân phải của bà T càng lúc càng đau, sưng to. Tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM, bệnh nhân được phát hiện gãy xương đùi phải, phải mổ kết hợp xương.

Tiếp đến, bà được đưa tới Bệnh viện Bình Dân để tiếp tục điều trị vì xương gãy đã đâm thủng động mạch khoeo. Chỗ rách động mạch tạo túi giả phình làm người bệnh mất máu nhiều, nguy cơ liệt cao do mất máu, thuyên tắc khí.

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tim - Mạch máu đã can thiệp, chụp hình động mạch cản quang để tìm tổn thương và đặt một stent che phủ lỗ thủng động mạch. Sau can thiệp, người bệnh hết đau nhanh, chân phải giảm sưng và có thể cử động chân.

Một bệnh nhân khác, chị T.N.T (44 tuổi, Long An), bị sập ổ gà trên đường đi chợ. Lúc mới chấn thương, chị T không thấy đau nhiều. Chị không nghĩ tai nạn có thể làm mình gãy xương, đứt động mạch khoeo chân trái.

Sau khi được phẫu thuật kết hợp xương, người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Bình Dân để phẫu thuật nối mạch máu.

Bà N.T.C (63 tuổi, TPHCM) lau sàn nhà xong, nghĩ rằng sàn nhà đã khô nên bà bước đi và trượt chân, phải nhập viện tại Bệnh viện Bình Dân.

cac-bac-si-dang-noi-dong-mach-cho-benh-nhan.jpg
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tim - Mạch máu, Bệnh viện Bình Dân, đang nối mạch máu chân cho một bệnh nhân. 

Theo ThS.BS Lý Minh Tùng, bác sĩ phẫu thuật chính cho trường hợp này, bệnh nhân phải được phẫu thuật khâu nối động mạch khoeo.

Động mạch khoeo nằm sâu trong một khoang có nhiều cấu trúc cơ quan trọng nên cần chú ý nhằm tránh tổn thương thành mạch, dễ gây thuyên tắc mạch ở người bệnh.

Ca phẫu thuật hoàn tất sau gần 90 phút đã giúp bà C tránh nguy cơ hoại tử chân do thiếu máu nuôi vì động mạch chân trái đã đứt, giải quyết tình trạng tê đau chân trái trước mổ.

BSCKII Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim - Mạch máu, Bệnh viện Bình Dân khuyến cáo, các tai nạn trong sinh hoạt khiến nhiều trường hợp gãy xương, đứt động mạch, chủ yếu là ở vùng đầu gối, chi dưới.

dieu-duong-dang-cham-soc_dan-do-nguoi-benh-truoc-ngay-nguoi-benh-xuat-vien.jpg
Các tai nạn trong sinh hoạt khiến nhiều trường hợp gãy xương, đứt động mạch, chủ yếu là ở vùng đầu gối, chi dưới.

“Hầu hết bệnh nhân không nghĩ đến bị gãy xương, đứt động mạch mà nhầm đau do chấn thương phần mềm thông thường. Đến khi người bệnh không chịu nổi cảm giác đau nhức, tê, yếu liệt không đi lại được mới đến bệnh viện,” BSCKII Hồ Khánh Đức cảnh báo.

Điều này rất nguy hiểm vì mạch máu vùng chân nghèo nàn, chỉ có động mạch khoeo để tưới máu nuôi toàn bộ vùng đầu gối, cẳng chân.

Tình trạng thiếu máu chân có thể dẫn đến nguy cơ hoại tử chân, phải cắt bỏ chân hoặc liệt do tắc mạch máu kéo dài. 

Sau tai nạn té ngã, các dấu hiệu của thiếu máu ở chân cấp tính cần đưa đến bệnh viện ngay bao gồm: Đau chân, không tìm thấy mạch ở chân, tím tái, tê, yếu liệt chân.

BSCKII Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim - Mạch máu, Bệnh viện Bình Dân. 

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top