EVFTA có hiệu lực: Đòn bẫy mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam

(khoahocdoisong.vn) - Đơn cử, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ tạo ra sự bứt phá thực sự cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này, với mức dự báo đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020.

Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch/Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TPHCM, Việt Nam hiện là một trong 4 thị trường cung cấp đồ nội thất phòng khách và phòng ăn chính cho EU; đồng thời cũng là thị trường cung cấp mặt hàng đồ nội thất nhà bếp lớn thứ 8 của EU. Tuy nhiên, hiện lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1,2% tổng lượng nhập khẩu của thị trường gỗ EU.

Việt Nam hiện là một trong 4 thị trường cung cấp đồ nội thất phòng khách và phòng ăn chính cho EU (Ảnh minh họa).

Việt Nam hiện là một trong 4 thị trường cung cấp đồ nội thất phòng khách và phòng ăn chính cho EU (Ảnh minh họa).

Chính vì vậy, ông Chánh Phương cho biết: “Thương mại gỗ giữa Việt Nam - EU chiếm khoảng 12 - 15% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, trung bình mỗi năm khoảng 650 - 700 triệu USD. Đến nay, xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào EU chủ yếu vào 5 nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Italia. Với EVFTA, thị trường sẽ được nâng lên. Bởi thực tế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của EU một năm khoảng 80 - 85 tỷ USD. Nhu cầu đó hiện đang lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang EU”.

Bài tham luận này đã được trình bày tại cuộc đối thoại với chủ đề "Phát triển kinh tế & nắm bắt cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu” diễn ra vào ngày 28/7/2020 tại TPHCM. Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và lãnh đạo TPHCM tổ chức nhằm thảo luận về hợp tác và phát triển kinh tế trước khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/8/2020. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND TPHCM.

Hàng loạt các vấn đề đã được thảo luận bao gồm: Cơ sở hạ tầng, Hải quan và thuận lợi thương mại; Phát triển thông minh và bền vững cho các ngành công nghiệp; Tiêu dùng và y tế.

Cuộc đối thoại do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và lãnh đạo TPHCM tổ chức nhằm thảo luận về hợp tác và phát triển kinh tế trước khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/8/2020.

Cuộc đối thoại do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và lãnh đạo TPHCM tổ chức nhằm thảo luận về hợp tác và phát triển kinh tế trước khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/8/2020.

Buổi đối thoại này còn kết hợp với Lễ ra mắt Sách Trắng EuroCham phiên bản lần thứ 12. Sách Trắng là bản báo cáo thường niên tổng hợp các vấn đề và khuyến nghị về thương mại và đầu tư của EuroCham. Trong đó, 17 Tiểu ban ngành nghề của EuroCham - phối hợp bởi các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau - cùng nêu ra các kiến nghị quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, những cải cách cụ thể một khi được thực thi, sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh trong các ngành công nghiệp và tăng cường thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Jean-Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch EuroCham cho biết: “Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong vài thập kỷ qua trong việc hợp lý hóa các điều kiện, củng cố môi trường kinh doanh và hiện đại hóa khung pháp lý. Thách thức trong tương lai là việc đảm bảo quá trình thực thi Hiệp định sẽ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Các nhà chức trách phía Việt Nam và Liên minh châu Âu đã cung cấp các công cụ pháp lý giúp mở ra một làn sóng thương mại và đầu tư mới”.

Theo ông Jean-Jacques Bouflet, mục đích của Sách Trắng 2020 là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương trong quá trình cải cách hành chính. Tất cả các vấn đề trong Sách trắng, một khi được đưa vào thực thi, sẽ giúp cho Việt Nam, đặc biệt TPHCM - trung tâm kinh tế của đất nước - trở thành môi trường kinh doanh cởi mở, cạnh tranh và hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp.

Theo Đời sống
back to top