Đừng vứt pin vào thùng rác

(khoahocdoisong.vn) - 1 viên pin có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong 50 năm. Nhiều hoá chất và kim loại trong đồ điện tử khác có thể hủy hoại sức khỏe của con người nếu không được xử lí đúng cách.

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, rác thải điện tử, bao gồm bất kỳ sản phẩm nào có dùng pin và dây dẫn điện, thường chứa các vật liệu độc hại cho con người và môi trường. Khi hết thời hạn sử dụng hay bị lỗi, chúng sẽ bị thải bỏ và trở thành rác điện tử.

Khi bị vỡ nát ngoài môi trường hay phân rã tại các cơ sở tái chế không đảm bảo thì rác thải điện tử thoát ra môi trường theo nhiều con đường từ môi trường không khí như hơi thủy ngân, bụi mịn chứa PBDE, PBDD, đến chất thải rắn như thủy tinh chứa chì, các linh kiện điện tử chứa kim loại như cadmium, selen, crom, chì.... Nhiều hoá chất và kim loại trong số này được xác định là nguyên nhân gây ra những căn bệnh nghiêm trọng như ung thư, suy giảm nhận thức hay huỷ hoại các cơ quan nội tạng...  Pin đã qua sử dụng không được phân loại để xử lý riêng sẽ bị đốt hoặc chôn với rác thải thông thường, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. 1 viên pin khi vứt đi có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong 50 năm.

Để bảo vệ môi trường, người dân có thể vứt bỏ các loại thiết bị điện, điện tử không sử dụng tại các điểm thu gom theo quy định. Nếu không có điểm thu gom thì có thể đem đến các cơ sở thu mua sắt vụn, đồng nát để tập hợp. Việc vứt những viên pin ra môi trường cực kỳ nguy hại. Một thói quen nhỏ nhưng tác hại lớn. Mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top