<div> <div> <figure class="article-avatar cms-body"><img alt="Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Ðông đội vốn hàng chục ngàn tỷ đồng, liên tục chậm tiến độ thi công. Ảnh: Nhật Minh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/16/tienphong_duongsat_hupw_ybop(1).jpg" title="Dự án đường sắt đô thị đội vốn 80 nghìn tỷ: Ai chịu trách nhiệm?" /> <figcaption class="fig">Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Ðông đội vốn hàng chục ngàn tỷ đồng, liên tục chậm tiến độ thi công. Ảnh: Nhật Minh</figcaption> </figure> <div> <p><b style="font-size: 14px;">Dự án càng kéo dài </b><b style="font-size: 14px;">chi phí càng lớn</b></p> <p>Ngày 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu tiên giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận bằng hoạt động chất vấn. Quan tâm đến việc quản lý, sử dụng vốn vay ODA, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) chất vấn hai Bộ trưởng Tài chính, KH&ĐT về 5 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh chậm tiến độ, “đội vốn” khoảng 80.000 nghìn tỷ đồng. "Nguyên nhân, trách nhiệm của bộ trưởng trong quản lý điều hành, sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài thời gian qua và giải pháp thời gian tới, ra sao?”, ông Bình hỏi.</p> <p>Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Trước 1/7/2018, chức năng quản lý nhà nước về ODA thuộc Bộ KH&ĐT. Sau khi Luật Quản lý nợ công có hiệu lực thi hành, Bộ Tài chính cũng chỉ là đầu mối đàm phán, ký kết các hiệp định. Còn nguyên nhân giải ngân chậm, theo Bộ trưởng là do giao dự toán chậm, giao kế hoạch cũng chậm. “Liên quan đến dự án chậm tiến độ, đội vốn…trước hết là trách nhiệm của chủ đầu tư, sau đó là trách nhiệm các bộ, ngành có liên quan trong quá trình xem xét, phê duyệt, triển khai dự án. Chúng tôi có tham gia nên có trách nhiệm liên quan”, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói.</p> <div> <blockquote class="quotes cms-quote"> <div><img alt="Dự án đường sắt đô thị đội vốn 80 nghìn tỷ: Ai chịu trách nhiệm? - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/16/3c_ksri.jpg" /></div> <p>“Liên quan đến dự án chậm tiến độ, đội vốn…trước hết là trách nhiệm của chủ đầu tư, sau đó là trách nhiệm các bộ, ngành có liên quan trong quá trình xem xét, phê duyệt, triển khai dự án. Chúng tôi có tham gia nên có trách nhiệm liên quan”.</p> <p> Bộ trưởng Tài chính <b>Ðinh Tiến Dũng</b></p> </blockquote> “Chia lửa” với tư lệnh ngành Tài chính, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng lý giải: Do lần đầu tiên chúng ta thực hiện dự án đường sắt đô thị nên kinh nghiệm, năng lực tư vấn, quản lý chưa theo kịp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo Bộ trưởng, nguyên tắc sử dụng vốn ODA là thu hút công nghệ, kinh nghiệm của quốc tế nên các nhà thầu, tư vấn của quốc tế lập dự án và các cơ quan của ta xem xét phê duyệt. Nhưng chúng ta không lường hết được từ khâu đầu đến khâu cuối dự án, vì vậy đã phải điều chỉnh tăng vốn rất lớn.</div> <p>Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết: Tuyến đường sắt đô thị thứ nhất của TP Hồ Chí Minh đã tăng vốn khoảng 30 nghìn tỷ đồng, còn dự án của Hà Nội cũng tăng khoảng 40 - 50 nghìn tỷ đồng.Theo Bộ trưởng từ việc điều chỉnh tăng vốn dẫn đến những hệ lụy phải xử lý là: Nguồn vốn ở đâu? Thẩm quyền phê duyệt dự án thế nào? Vốn đã tính vào kế hoạch trung hạn chưa? Khả năng cấp phát và vay lại của địa phương thế nào? Tuy nhiên, ông Dũng khẳng định, đến nay, các dự án đường sắt đô thị đã đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện, chỉ còn chờ TP Hồ Chí Minh phê duyệt lại các quyết định điều chỉnh.</p> <div> <blockquote class="quotes cms-quote"> <div><img alt="Dự án đường sắt đô thị đội vốn 80 nghìn tỷ: Ai chịu trách nhiệm? - ảnh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/16/3b_yjen.jpg" /></div> <p>"Tuyến đường sắt đô thị thứ nhất của TP Hồ Chí Minh đã tăng vốn khoảng 30 nghìn tỷ đồng, còn dự án của Hà Nội cũng tăng khoảng 40 - 50 nghìn tỷ đồng". </p> <p> <span> Bộ trưởng Bộ KH&ÐT</span><b style="font-size: 1.125em;"> Nguyễn Chí Dũng</b></p> </blockquote> <b style="font-size: 14px;">Xử nghiêm tín dụng đen, đòi nợ thuê</b></div> <p>Trả lời chất vấn liên quan đến tội phạm tín dụng đen, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, “tín dụng đen” là vấn đề bức xúc của xã hội, được nhiều đại biểu chất vấn và dư luận hết sức quan tâm. Bộ đã nhiều lần báo cáo, đề ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng này, tham mưu Chính phủ ban hành chỉ thị về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động “tín dụng đen”.</p> <p>Ông cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019 đã khởi tố 436 vụ với 766 bị can liên quan “tín dụng đen”, bảo kê, đòi nợ thuê; khởi tố 214 vụ và hơn 900 bị can liên quan cho vay nặng lãi. Bộ trưởng Công an khẳng định, do trấn áp mạnh nên tội phạm được kiềm chế, giảm tính phức tạp so với trước đây, nhiều nơi các tổ chức liên quan “tín dụng đen” tự tạm dừng hoặc hoạt động cầm chừng.</p> <p>Về vấn đề có hay không sự bảo kê của lực lượng chức năng đối với hoạt động “tín dụng đen”, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, qua điều tra chưa phát hiện trường hợp nào. “Chúng tôi sẽ làm rõ và sẽ xử lý nghiêm nếu có bảo kê hoặc có liên quan bảo kê, không có vùng cấm nào”, Bộ trưởng nhấn mạnh.</p> <p><b style="font-size: 14px;">Tham nhũng vặt </b><b style="font-size: 14px;">nhưng tác hại không vặt</b></p> <p>Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nêu câu hỏi liên quan việc chống tham nhũng vặt. “Qua theo dõi tôi được biết, Chính phủ đã triển khai rất nhiều giải pháp để chống tham nhũng vặt. Tuy nhiên, hiệu quả trên thực tế chưa có nhiều chuyển biến và người dân vẫn rất bức xúc, nhất là những người dân có công việc liên quan đến các cơ quan công quyền”, đại biểu Thủy nói và đề nghị Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết nguyên nhân chính của việc chưa cải thiện đáng kể tình trạng trên. Giải pháp quan trọng có tính đột phá mà Chính phủ sẽ tiến hành trong thời gian tới để chống tham nhũng vặt là gì?</p> <p>Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, bên cạnh phòng, chống các đại án, vụ án tham nhũng lớn, chủ trương của Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhấn mạnh đến việc chống tham nhũng vặt. “Tham nhũng vặt là tệ nạn gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận, nhân dân. Nó liên quan đến đạo đức công vụ của công chức, viên chức. Tuy tham nhũng vặt nhưng tác hại không vặt, nên người ta ví những con đê cao, to, hùng vĩ có thể vỡ bất cứ lúc nào vì tổ mối rất nhỏ”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.</p> <p>Lãnh đạo Chính phủ cho rằng, tham nhũng vặt làm băng hoại đạo đức của công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ; làm xói mòn niềm tin, đồng thời làm tăng chi phí không chính thức của người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó có hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về kinh tế, bảo đảm thống nhất, rõ ràng, không chồng chéo. Điều này ngăn cản được cán bộ, cơ quan thanh tra, kiểm tra, tùy tiện trong quá trình thực thi công vụ tránh tình trạng nhũng nhiễu, sách nhiễu từ pháp luật. </p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p><b>Xăng dầu giả dễ gây cháy phương tiện</b></p> <p>Trả lời chất vấn liên quan xăng giả, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, doanh nghiệp của “đại gia” Trịnh Sướng đã sản xuất nhiều năm, liên quan đến nhiều đối tượng, phạm vi cung cấp xăng giả thuộc nhiều tỉnh. Qua vụ này cũng rút ra được nhiều nguyên nhân, như vì sao nhiều phương tiện bốc cháy khi đang đi trên đường.</p> <p>Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: Sau khi công an tổ chức điều tra vụ xăng giả, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ KH<b>&</b>CN kiểm tra lại quá trình thực thi pháp luật, nghiên cứu rút kinh nghiệm.</p> </blockquote> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p><b>Chủ tịch tỉnh đi xe máy, </b><b style="font-size: 14px;">giám đốc sở đi xe đạp, bộ trưởng đi xe buýt</b></p> <p>“Ðể tiết kiệm ngân sách, giảm ách tắc giao thông, đặc biệt để thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, có thông tin và dư luận cho rằng, nên thực hiện theo mô hình chủ tịch tỉnh đi xe máy, giám đốc sở, ngành đi xe đạp, bộ trưởng đi xe buýt. Theo bộ trưởng, có nên thực hiện mô hình này không?”, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) chất vấn bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.</p> <p>“Hoan nghênh sáng kiến của đại biểu Nguyễn Thanh Thuỷ. Ðây cũng là đề xuất để chúng tôi nghiên cứu, nhưng nếu tỉnh Hậu Giang xung phong thì chúng ta có thể chọn làm thí điểm việc lãnh đạo, cán bộ đi xe máy, xe đạp và xe buýt. Nếu mô hình ở Hậu Giang tốt thì nghiên cứu nhân rộng chứ không thể áp dụng đại trà ngay được”, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho hay.</p> </blockquote> </div> </div> <p> </p> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Dự án đường sắt đô thị đội vốn 80 nghìn tỷ: Ai chịu trách nhiệm?
Bộ trưởng Tài chính Ðinh Tiến Dũng cho rằng, trách nhiệm về dự án đường sắt đô thị “đội vốn” trước tiên thuộc về chủ đầu tư, sau đó đến “trách nhiệm liên quan” của các bộ, ngành. Còn “tư lệnh” ngành KH&ÐT lý giải, đường sắt đô thị tăng vốn là do “chưa tính hết đầy đủ”.
Theo www.tienphong.vn
Đường sắt trên cao đoạn Nhổn - Cầu Giấy sẽ được đưa vào vận hành từ tháng 4/2021
VNR đưa ra loạt giải pháp nhằm giảm tai nạn giao thông đường sắt
Vì sao dự án đường sắt 8.000 tỉ đồng dang dở
Bộ Giao thông 'nhận lỗi' việc đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tục vỡ tiến độ
2 Bộ trưởng trả lời về trách nhiệm với 5 đường sắt đô thị đội vốn "khủng"
CII sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền trước Tết Nguyên đán
Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023
Gốm Mỹ Xuân bị phạt và truy thu 850 triệu đồng vì khai sai thuế
Hanoi Melody Residences - Tổ hợp tâm điểm hút dòng tiền an cư bền vững
Kỷ nguyên của shop tiền tỷ, TPBank cấp vốn với lãi suất 0 đồng
Bị cưỡng chế thuế gần 220 tỷ, Tập đoàn Hương Sen kinh doanh thế nào?
Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen tiền thân là Tổ hợp Dệt nhuộm cao cấp Tân Phương.
Công bố thông tin sai, Công ty CP Công trình Giao thông Đồng Nai bị phạt
CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai bị xử phạt 92,5 triệu đồn vì hành vi vi phạm công bố thông tin, trong đó có công bố thông tin sai lệch về lợi nhuận doanh nghiệp.
SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS
Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”.
VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào
Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.
Vina2 doanh thu tăng, vẫn chậm đóng BHXH hơn 5,3 tỷ
Kết thúc quý III/2024, Vina2 ghi nhận doanh thu đạt gần 323 tỷ đồng, tăng 61,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đang có 22 tháng chậm đóng BHXH với số tiền hơn 5,3 tỷ đồng.
HDBank dẫn đầu thu hộ tiền mặt qua ứng dụng số eCash
Liên tục bổ sung vào hệ sinh thái các giải pháp số, eCash là giải pháp thu hộ tiền mặt qua ứng dụng của HDBank mang lại cho khách hàng những trải nghiệm quản lý tài chính thông minh cùng nhiều lợi ích tối ưu.
Doanh nghiệp Việt Nam đau đầu vì các khoản nợ khó đòi
Các doanh nghiệp Việt đang đối mặt với nhiều khoản nợ khó đòi và vấn đề này đang ngày càng trở nên nhức nhối trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.
Công ty Thủy điện Buôn Kuốp tham gia hoạt động từ thiện xã hội
Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đồng hành cùng các đơn vị ngành điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông tham gia hiến máu hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN lần thứ X.
Học sinh Vinschool đạt điểm cao nhất thế giới trong các môn thi Cambridge quốc tế
Với 8 học sinh đạt TOP 1 thế giới và 7 học sinh đạt TOP 1 Việt Nam (1 họcsinhđạtdanhhiệukép)trongkỳ thi Cambridge IGCSE và AS/A-Level 2024, Vinschool một lần nữa chứng minh chất lượng và tầm vóc của Hệ thống giáo dục hàng đầu Việt Nam.
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững
Để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) vượt qua những áp lực về tài chính, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách, giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ...
Tổng Giám đốc doanh nghiệp khai thác chợ Bến Thành xin từ nhiệm
Ông Trần Hữu Hoàng Vũ sinh năm 1972, có trình độ chuyên môn là kỹ sư xây dựng, cử nhân kinh tế. Ông được bầu làm Tổng Giám đốc BTT vào đầu năm 2016. Hiện, ông Vũ đang sở hữu 2.621 cp, chiếm tỷ lệ 0,0194% tại BTT.