Đông y chữa chứng ôn dịch

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh chứng lây nhiễm qua qua đường hô hấp có biểu hiện sốt, ho, xổ mũi, đau mỏi cơ… thuộc chứng ngoại tà ôn bệnh, ôn dịch. Trong y học cổ truyền, đặc điểm chung ôn dịch là dễ lây lan trong cộng đồng, bệnh cảnh diễn tiến nhanh, thiên về nhiệt có quy luật bệnh sinh đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, bệnh dễ hóa táo nhiệt thương âm tổn thương tân dịch.

Thời tiết khí hậu bất thường, vệ sinh không tốt gây bệnh

Nếu biểu hiện phát sốt, ho, nghẹt mũi sợ lạnh, đau đầu, rêu lưỡi trắng, mạch phù sác là tà ở phần vệ. Nếu biểu hiện sốt cao, ho khan không sợ lạnh, miệng khát ra mồ hôi, thích uống nước, rêu lưỡi vàng mạch hồng sác là “tà ở phần khí”. Nếu ho, sốt, nóng bứt rứt về đêm nhiều, có khi mê sảng, mạch tế sác là  tà phần doanh. Nếu biểu hiện thêm thần chí không yên, vật vã, mệt mỏi, mạch trầm tế sác là tà vào phần huyết.

Theo Đông y, ôn dịch lây nhiễm qua đường hô hấp phần nhiều do phong ôn và xuân ôn, bệnh hay phát vào mùa đông xuân, nguyên nhân liên quan thời tiết khí hậu bất thường, môi trường vệ sinh không tốt, chính khí hư mà tà khí xâm nhiễm gây bệnh. Khi chữa trị thường phân ra 4 giai đoạn theo Vệ, Khí, Dinh, Huyết. Nếu người gầy, âm hư, trọng dụng vị bổ âm dưỡng huyết, tránh vị cay tân tán, phát hãn. Nếu người mập yếu, khí hư thêm vị bổ khí sinh huyết, người ho đàm nhiều thì thêm vị kiện tỳ hóa đàm... Nếu sốt lâu ngày, âm hư tâm phiền nên dưỡng âm ích khí. Ngoài ra cần ăn uống bổ mát, hạn chế vị khô cay nóng, chính khí nhờ đó cải thiện tà khí lui. Nhân cường thì tật nhược. Đông y còn cho rằng, ngoại cảm, ôn bệnh, ôn dịch là cảm phong nhiệt dễ bị tổn thương phần âm. Phép trị vừa giải ngoại tà cần trợ giữ phần âm. Còn ngoại cảm phong hàn dễ làm tổn thương phần dương khí, phép trị vừa giải phong hàn cần phải trợ giúp phần dương.

Hai chứng bệnh có nhiều điểm tương đồng

Qua thực tế cho thấy chứng bệnh ôn dịch trong y học cổ truyền tương đồng với bệnh Covid-19 đều có triệu chứng như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, nhức mỏi... Phép trị chủ yếu giảm các triệu chứng, cũng như bệnh lý kèm theo và tăng cường kháng thể, phòng chống lây nhiễm cho cộng đồng. Hơn nữa hiện nay ôn bệnh cũng như Covid-19 chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu nhắm đến việc chữa trị các triệu chứng viêm long đường hô hấp và phòng trị bệnh nền kèm theo, người yếu tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.

 Vừa qua Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc tỉnh Hồ Bắc cho biết đã dùng thuốc Đông y có tên "Công thức 4" điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 có kết quả rất tốt.

Nhiều thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm chữa ôn bệnh cho rằng, để hỗ trợ y học hiện đại trong điều trị Covid-19 thì nên dùng bài thuốc chữa Phong ôn, Xuân ôn. Trường hợp biểu hiện mới nhiễm đã sốt cao ho đau họng mạch phù sác “tà ở phần vệ, khí” nên dùng bài Ngân kiều thang gia giảm gồm: Kim ngân hoa 30g, liên kiều 30g, cát cánh 20g, trúc diệp 20g, kinh giới bông 14g, đạm đậu xị 20g, ngưu bàng tử 14g, bạc hà12g cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1-2 thang trẻ em ít hơn liều ½. Tác dụng: Tân lương, thấu biểu, thanh nhiệt, giải độc, tuyên phế giảm ho… Chữa cảm sốt cảm cúm, viêm phế quản cấp, ho gà, viêm amidan cấp. Bài này thích hợp các bệnh biểu hiện như sốt cao, đau rát họng viêm đường hô hấp trên cấp. Nếu sốt cao gia kim ngân hoa, liên kiều. Ho khan, khó thở gia xuyên bối mẫu. Ho khan đàm vàng gia chi tử, hoàng cầm. Cầu táo khó gia hạnh nhân. Miệng khát gia thiên hoa phấn, mạch môn. Họng sưng đau gia bồ công anh, cát cánh.

Lương y Minh Phúc (nguyên PCT Hội Đông y Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top