Dòng họ giàu truyền thống cách mạng nức tiếng Hà Tĩnh

Ở Hà Tĩnh có nhiều dòng họ nổi danh với truyền thống cách mạng được cả nước biết đến. Nổi bật trong đó phải kể đến dòng họ Phan Đình Trảo Nha, với nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước .

“Mạch dẫn Châu khê hồi vượng khí/Ấm nồng Mã lĩnh phát thâm căn/Mạch tiếp Mã sơn hồng hoạt viện/Lan đăng Nghiện thủy tỏa tần hương”, đó là những câu đối từ xa xưa của dòng họ Phan Đình được truyền lại cho hậu thế như nhắc nhở về cội nguồn của tổ tiên. Dòng họ này đã sinh sống từ lâu đời ở đây và các thế hệ có nhiều đóng góp cho Tổ Quốc, đặc biệt là trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Với những đóng góp to lớn trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc, năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định công nhận Nhà thờ họ Phan Đình Trảo Nha là Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Dòng họ Phan Đình Trảo Nha có bề dày truyền thống, di tích lịch sử để lại từ lâu đời.

Dòng họ Phan Đình Trảo Nha có bề dày truyền thống, di tích lịch sử để lại từ lâu đời.

Nhà thờ họ Phan Đình ở thôn Nha Kỳ- xã Trảo Nha (nay là làng Nam Sơn- thị trấn Nghèn- huyện Can Lộc) an tọa trên một khu đất rộng khoảng 626 m2, mặt trước hướng ra Quốc lộ 1A, lưng tựa vào núi Nghèn lịch sử.

Năm 2010, nhân dịp chuẩn bị tế rằm tháng 7, con cháu tình cờ phát hiện trên đầu xà gỗ lim phía trên Thượng điện khắc chìm 8 chữ Hán: “Long Đức- Nhâm Tý- Thu Mạnh- Tạo Tác”. Từ đây có thể xác định rằng: Thượng điện được xây dựng vào đầu mùa thu năm Nhâm Tý niên hiệu Long Đức đời vua Lê Thuần Tông (1732).

Tính đến nay lịch sử dòng họ khoảng gần 300 năm. Nhà thờ được bảo vệ chu đáo và tôn tạo khang trang nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính, xung quanh nhà thờ được ghép bằng những phiến đá lớn để làm tường bảo vệ.

TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đại diện cho con cháu thành đạt trong dòng họ thắp hương bái Tổ.

TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đại diện cho con cháu thành đạt trong dòng họ thắp hương bái Tổ.

Theo sử sách ghi lại, dòng họ Phan có các vị tiên tổ tiên sinh là những văn quan, võ tướng trong triều đình. Vị tiên tổ thứ nhất: Tiền Lê triều Kỷ vị khoa, (năm 1499) đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Lịch Nhậm thừa Chánh sứ Nghệ An gia tư Bộ lại Thượng thư, Phan quý công Lan Xuyên bá. Vào năm 1999, con cháu trong họ tìm hiểu các vị khoa bảng Hà Tĩnh và được sự giúp đỡ của nhà sử học địa phương (Thái Kim Đỉnh) mới biết ngài là Phan Đình Tá (SN 1468, tại xã Tân Lộc, xưa là Phù Lưu, đậu đệ nhị giáp Tiến sĩ, Kỷ Vị khoa), mộ táng ở xứ Ông Nông, dốc Cửa Dộc. Ngày giỗ Tổ là ngày mồng một tháng chạp hàng năm.

Ngoài ra, một số danh nhân, các bậc tiền bối trong họ như: bà Phan Thị Thuấn. Năm 22 tuổi xuất gia tòng phu, chồng là Ngô Cảnh Hoàn chết trận, được vua Minh Mệnh ban sắc “Tiết phụ” và tặng cờ mao tiết trung liệt tôn thần làng Tập Phúc lập đền thờ ở phía nam núi Nghèn.

Ông Phan Đình Tấn -Trưởng ban bảo tộc dòng họ Phan Đình đang chia sẻ với pv về Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ và lăng mộ cụ Tổ Phan Đình Tá.

Ông Phan Đình Tấn -Trưởng ban bảo tộc dòng họ Phan Đình đang chia sẻ với pv về Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ và lăng mộ cụ Tổ Phan Đình Tá.

Khi Lê Chiêu Thống lên làm vua đã phong cho bà 4 chữ: “Tiết Liệt phu nhân”. Nhân dân làng Thụy Ái lập đền thờ ngay trên bờ sông. Làng Tập Phúc, xã Trảo Nha chiêu hồn mai táng bà về rú Nghèn, lập đền thờ gọi là đền Trung liệt. Đến đời vua Nguyễn Thành Thái phong 4 chữ vàng “Trung liệt nhất gia” sắc phong “Dực báo trung hưng thượng đẳng tôn thần”. Hiện nay còn có bia đá lược ghi sử tích ở chùa Hà Linh- xã Tiến Lộc- huyện Can Lộc- tỉnh Hà Tĩnh.

Các vị tiền bối trước đây học ở các trường: tỉnh đạo Hà Tĩnh, Trung Kính Trường Dương ở Huế là các trường ở thủ đô đều có học lực giỏi, nhưng về làm thầy giáo dạy học ở quê nhà. Hoặc cắt thuốc chữa bệnh cứu người như: Cụ Phan Phất Tớm học trường Kinh Trung Trường Dương ở Huế đậu 2 trường, đến trường thứ 3 không thi về quê làm nghề cắt thuốc. Các cụ: Phan Đình Nền, Phan Hy Tăng, Phan Đình Tiện, Phan Phi Bằng đều là những thầy giáo, thầy thuốc giỏi.

Hội đồng Phan tộc và Tiến sĩ Phan Xuân Dũng tại Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa.

Hội đồng Phan tộc và Tiến sĩ Phan Xuân Dũng tại Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa.

Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, dòng họ Phan Đình đã có nhiều người tham gia họat động cách mạng. Trong giai đoạn cách mạng, dòng họ có Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Nhụ…, có 2 cụ là cán bộ tiền khởi nghĩa hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 đó là cụ Phan Đình Thiềm, Phan Giong. Giờ đây con cháu họ Phan Đình đang công tác, học tập khắp mọi miền trên đất nước và ở nước ngoài có nhiều người thành đạt.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Đình Tấn (SN 1952), hiện là Trưởng ban bảo tộc dòng họ Phan Đình cho biết: “Dòng họ chúng tôi có bề dày truyền thống, có di tích lịch sử để lại từ lâu đời. Hiện nay 100% các gia đình trong họ tộc đều là gia đình văn hóa. Họ Phan được chính quyền địa phương công nhận là dòng họ hiếu học trong nhiều năm liền, trong dòng họ có nhiều người đỗ đạt cao…”.

Hiện nay, nhà thờ họ Phan Đình ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh thường được gọi là Nhà thờ Phan Đình Trảo Nha đã trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Nằm trong vùng quê giàu truyền thống văn hoá cách mạng, con cháu dòng họ Phan Đình đã từng giữ vững truyền thống yêu nước, đoàn kết, hiếu học. Giờ đây, những người con của dòng họ tiếp tục không ngừng xây dựng đất nước ngày một phát triển, xứng đáng là dòng họ văn hóa tiêu biểu của mảnh đất quê hương Hà Tĩnh./.

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top