Độ tuổi nên thực hiện Pap - Smear

Sau 21 tuổi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung, trong đó độ tuổi mắc phổ biến nhất là từ 35 - 44 tuổi.

Hỏi: Xin hỏi, thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung? Xét nghiệm Pap - Smear thế nào cho chính xác?

Nguyễn Thị Phương (Hà Nội)

Độ tuổi nên thực hiện Pap - Smear xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Độ tuổi nên thực hiện Pap - Smear xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Trả lời: Việc tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ. Sau 21 tuổi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, trong đó độ tuổi mắc phổ biến nhất là từ 35 - 44 tuổi.

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm bạn chọn, đa số định kỳ từ 1 - 3 năm/lần.

Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư giúp tăng tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 - 90%. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị, các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.

Hiện nay, có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là Pap-Smear và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo, nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm Pap- Smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất.

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm Pap-Smear chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây: Tránh quan hệ, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm; Nên thực hiện tầm soát sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày; Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm, nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Minh Thanh (Trưởng khoa Khám Chuyên gia - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội)

Theo Đời sống
Hạ canxi máu... dễ gây co giật, suy tim

Hạ canxi máu... dễ gây co giật, suy tim

Một số trường hợp, hạ canxi máu mức độ nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu không điều trị, tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng như co giật, rối loạn nhịp tim, suy tim sung huyết...
back to top