Hỏi: Vì sao nhìn thấy cá mái chèo ven biển nghĩa là sắp có động đất?
Lê Bích Thủy (Hà Nội)
TS Nguyễn Kiêm Sơn, nguyên cán bộ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật: Cá mái chèo có tên khoa học là Regalecus glesne, sống ở độ sâu 1.000m so với mực nước biển. Đây là loài sống lâu đời nhất được biết đến trong các loài cá có xương và cũng là loài cá có xương dài nhất thế giới. Cá mái chèo có chiều dài lên tới 17m và có thể nặng tới 270kg. Theo niềm tin truyền thống của người Nhật Bản, nếu cá mái chèo xuất hiện nhiều thì rất có thể sẽ có một trận động đất xảy ra. Về lý thuyết, khi động đất xảy ra, áp lực trong các lớp đá có thể tạo ra điện tích tĩnh, khiến các ion tích điện được giải phóng trong nước. Loài cá mái chèo có thể cảm nhận được sự thay đổi đó nên dạt vào bờ. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những nguyên nhân khiến chúng dạt vào bờ.