Dị ứng thức ăn ở trẻ và cách xử trí

(Khoahocdoisong.vn) - Dị ứng thức ăn có tỉ lệ cao ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi, vì hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao...

<p><span>Dị ứng thức ăn l&agrave; phản ứng của cơ thể đối với một số chất c&oacute; trong thức ăn. Theo thuật ngữ chuy&ecirc;n m&ocirc;n, c&aacute;c chất n&agrave;y được gọi l&agrave; dị nguy&ecirc;n.</span></p> <p>Th&agrave;nh phần chủ đạo g&acirc;y ra dị ứng thức ăn ở trẻ em l&agrave; c&aacute;c chất protein trong thực phẩm. Đ&acirc;y l&agrave; những protein kh&ocirc;ng dễ bị ph&acirc;n hủy bởi c&aacute;c men ph&acirc;n cắt protein như protease v&agrave; kh&ocirc;ng dễ d&agrave;ng bị biến t&iacute;nh bởi nhiệt độ. V&igrave; thế m&agrave; c&aacute;c protein n&agrave;y cứ thế lọt nguy&ecirc;n xi qua lớp m&agrave;ng nhầy hệ ti&ecirc;u h&oacute;a, v&agrave;o tế b&agrave;o ruột thậm ch&iacute; l&agrave; v&agrave;o m&aacute;u. Sự đi v&agrave;o to&agrave;n vẹn n&agrave;y l&agrave; cơ sở g&acirc;y ra một đ&aacute;p ứng với vật &ldquo;lạ&rdquo; của hệ miễn dịch.</p> <p>C&aacute;c ph&acirc;n tử protein thực phẩm n&agrave;y kết hợp với c&aacute;c IgE trong dịch tiết, trong m&aacute;u rồi ch&uacute;ng lại tiếp tục được gắn với c&aacute;c dưỡng b&agrave;o, những tế b&agrave;o c&oacute; rất nhiều điểm tiếp nhận với IgE. Sự kết hợp mang t&iacute;nh đồng loạt, mạnh mẽ n&agrave;y đ&atilde; l&agrave;m vỡ một số lượng lớn những tế b&agrave;o dưỡng b&agrave;o, giải ph&oacute;ng ra một nồng độ cao c&aacute;c chất trung gian h&oacute;a học, đặc biệt l&agrave; c&aacute;c histamin. Những chất trung gian n&agrave;y bắt đầu g&acirc;y ra những biến đổi cơ thể, l&agrave; cơ sở của bệnh dị ứng: gi&atilde;n mạch khiến sung huyết, ph&ugrave; nề, tiết dịch, nổi mẩn, nổi ban; co thắt cơ trơn khiến đau bụng, buồn n&ocirc;n, kh&oacute; thở; k&iacute;ch th&iacute;ch khiến g&acirc;y ngứa dữ dội m&agrave; g&atilde;i kh&ocirc;ng thể hết.</p> <p><strong>C&aacute;c biểu hiện</strong></p> <p>Dị ứng c&oacute; thể xảy ra v&agrave;i ph&uacute;t hoặc v&agrave;i giờ sau ăn. C&aacute;c triệu chứng c&oacute; thể gặp: sưng, ngứa họng, miệng, đau bụng, n&ocirc;n, buồn n&ocirc;n, ti&ecirc;u chảy, hoa mắt, ch&oacute;ng mặt, nổi ban đỏ, ngứa tr&ecirc;n da. Nặng hơn l&agrave; kh&oacute; thở, huyết &aacute;p giảm, thậm ch&iacute; tử vong...</p> <p>Một số trẻ xuất hiện c&aacute;c triệu chứng muộn (v&agrave;i ng&agrave;y sau khi ăn thức ăn chứa dị nguy&ecirc;n) gồm vi&ecirc;m da, hen, vi&ecirc;m mũi dị ứng, vi&ecirc;m xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, t&aacute;o b&oacute;n, ra mồ h&ocirc;i, biếng ăn, giảm tập trung v&agrave; ngủ k&eacute;m.</p> <p>Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc v&agrave;o thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn m&agrave; trẻ đ&atilde; ti&ecirc;u thụ v&agrave; cơ địa của trẻ.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, n&ecirc;n ph&acirc;n biệt dị ứng thức ăn với triệu chứng bất dung nạp thức ăn, v&iacute; dụ như bất dung nạp lactose. Do thiếu lactose l&agrave; một loại enzym gi&uacute;p ti&ecirc;u h&oacute;a đường lactose trong sữa n&ecirc;n khi ăn sữa b&ograve;, trẻ sẽ c&oacute; c&aacute;c triệu chứng như n&ocirc;n, buồn n&ocirc;n, ti&ecirc;u chảy, chướng bụng, đầy hơi, thậm ch&iacute; c&oacute; thể nổi ban tr&ecirc;n da. Tuy nhi&ecirc;n, hệ miễn dịch kh&ocirc;ng tham gia v&agrave;o cơ chế của c&aacute;c triệu chứng tr&ecirc;n n&ecirc;n ch&uacute;ng ta kh&ocirc;ng gọi đ&oacute; l&agrave; dị ứng. Một số nước k&eacute;m ph&aacute;t triển, người d&acirc;n &iacute;t ti&ecirc;u thụ c&aacute;c chế phẩm chứa đường lactose (sữa v&agrave; c&aacute;c chế phẩm l&agrave;m từ sữa) n&ecirc;n tuyến tiết enzym lactose bị teo, g&acirc;y ra hiện tượng bất dung nạp lactose mắc phải.</p> <p>C&aacute;c thức ăn hay g&acirc;y dị ứng l&agrave; lạc, hạnh nh&acirc;n, c&aacute;, hải sản, trứng (đặc biệt l&ograve;ng trắng trứng), sữa... N&ecirc;n nhớ rằng, hệ thống miễn dịch của trẻ cần c&oacute; thời gian để h&igrave;nh th&agrave;nh phản ứng miễn dịch với dị nguy&ecirc;n c&oacute; trong thức ăn. Ch&iacute;nh v&igrave; thế dị ứng thức ăn &iacute;t khi xảy ra khi lần đầu tiếp x&uacute;c với loại thức ăn đ&oacute;.</p> <p><strong>Tần suất xuất hiện dị ứng thức ăn?</strong></p> <p>Theo thống k&ecirc; c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu gần đ&acirc;y c&oacute; đến 40% trẻ nhỏ c&oacute; nguy cơ dị ứng thức ăn. Tỉ lệ n&agrave;y giảm dần theo tuổi v&agrave; phụ thu&ocirc;c v&agrave;o sự thay đổi m&ocirc;i trường, th&oacute;i quen ăn uống v&agrave; c&aacute;ch sống của từng cộng đồng, c&aacute; thể.</p> <p><strong>Những trẻ n&agrave;o dễ bị dị ứng?</strong></p> <p>Tỉ lệ dị ứng ng&agrave;y c&agrave;ng gia tăng tr&ecirc;n thế giới đặc biệt ở trẻ nhỏ. Dựa v&agrave;o tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ, ch&uacute;ng ta c&oacute; thể x&aacute;c định được nguy cơ dị ứng của đứa trẻ ngay khi c&ograve;n nằm trong bụng mẹ. V&iacute; dụ: nếu cả hai bố mẹ c&ugrave;ng mắc c&aacute;c bệnh dị ứng th&igrave; 50 - 80% con nguy cơ mắc; nếu một trong hai bố mẹ bị dị ứng th&igrave; khoảng 20 - 40% con c&oacute; nguy cơ bị dị ứng, v&agrave; ngay cả khi bố v&agrave; mẹ kh&ocirc;ng bị dị ứng vẫn c&oacute; 5 - 15 % trẻ nguy cơ mắc bệnh dị ứng.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Vậy những trẻ n&agrave;o cần phải ch&uacute; &yacute; đề ph&ograve;ng dị ứng? Đ&oacute; l&agrave; những trẻ sinh ra trong c&aacute;c gia đ&igrave;nh c&oacute; cả bố v&agrave; mẹ bị dị ứng hoặc một trong hai bố mẹ bị dị ứng. Đ&acirc;y được gọi l&agrave; nh&oacute;m trẻ c&oacute; nguy cơ cao.</p> <p><strong>Điều trị dị ứng như thế n&agrave;o?</strong></p> <p>Nguy&ecirc;n tắc điều trị dị ứng l&agrave; ph&aacute;t hiện ra c&aacute;c dị nguy&ecirc;n n&agrave;o l&agrave; nguy&ecirc;n nh&acirc;n g&acirc;y dị ứng v&agrave; tr&aacute;nh tiếp x&uacute;c với c&aacute;c dị nguy&ecirc;n. Nhiều khi phải thay đổi th&oacute;i quen ăn uống v&agrave; cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ.</p> <p>Khi trẻ bắt đầu ăn dặm n&ecirc;n bắt đầu với c&aacute;c thức ăn &iacute;t dị ứng như gạo v&agrave; c&aacute;c loại củ. Tr&aacute;nh cho trẻ d&ugrave;ng c&aacute;c loại thức ăn chế biến theo lối c&ocirc;ng nghiệp như thịt lợn x&ocirc;ng kh&oacute;i, thịt lợn muối, c&aacute;c chất nhuộm m&agrave;u, gia vị nh&acirc;n tạo.</p> <p>N&ecirc;n tham khảo &yacute; kiến b&aacute;c sĩ chuy&ecirc;n khoa dị ứng khi bạn nghi ngờ con m&igrave;nh dị ứng với một loại thức ăn n&agrave;o đ&oacute;. C&aacute;c b&aacute;c sĩ sẽ thăm kh&aacute;m, hỏi bệnh v&agrave; c&oacute; thể thực hiện một số x&eacute;t nghiệm chuy&ecirc;n khoa như x&eacute;t nghiệm tr&ecirc;n da của trẻ hoặc l&agrave;m x&eacute;t nghiệm m&aacute;u để x&aacute;c định một c&aacute;ch chắc chắn thức ăn m&agrave; trẻ bị dị ứng. Tuy nhi&ecirc;n, t&iacute;nh ch&iacute;nh x&aacute;c của x&eacute;t nghiệm n&agrave;y chưa cao. Ch&iacute;nh v&igrave; thế, bạn kh&ocirc;ng thể dựa đơn thuần v&agrave;o kết quả x&eacute;t nghiệm để quyết định chế độ ăn cho trẻ. Một số x&eacute;t nghiệm c&oacute; độ ch&iacute;nh x&aacute;c cao hơn nhưng độ an to&agrave;n thấp hơn như test k&iacute;ch th&iacute;ch với ch&iacute;nh loại thức ăn nghi ngờ. N&ecirc;n thực hiện x&eacute;t nghiệm n&agrave;y khi c&oacute; sự gi&aacute;m s&aacute;t của b&aacute;c sĩ chuy&ecirc;n khoa dị ứng.</p> <p>Khi biết trẻ dị ứng với một loại thức ăn n&agrave;o đ&oacute;, n&ecirc;n loại bỏ n&oacute; ra khỏi thực đơn của trẻ. Kh&ocirc;ng n&ecirc;n chế biến hoặc đựng thức ăn của trẻ trong c&aacute;c &acirc;u b&aacute;t c&oacute; d&iacute;nh c&aacute;c thức ăn m&agrave; trẻ dị ứng.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, dị ứng thức ăn kh&ocirc;ng k&eacute;o d&agrave;i suốt cả đời, ch&iacute;nh v&igrave; thế bạn kh&ocirc;ng cần bắt trẻ ki&ecirc;ng khem k&eacute;o d&agrave;i một loại thực phẩm n&agrave;o cả. Sau một thời gian, bạn c&oacute; thể cho trẻ ăn lại thức ăn đ&oacute; (ngoại trừ những m&oacute;n g&acirc;y phản ứng dị ứng cấp t&iacute;nh như sốc phản vệ).</p> <p>Khi dị ứng thức ăn đ&atilde; được khẳng định, việc điều trị cần phải được tiến h&agrave;nh ngay khi c&oacute; thể với hai biện ph&aacute;p chủ yếu:</p> <p>1 . Loại trừ những thực phẩm g&acirc;y dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ.</p> <p>2. Sử dụng c&aacute;c thuốc điều trị th&iacute;ch hợp cho t&igrave;nh trạng dị ứng.</p> <p>Loại trừ khỏi chế độ ăn của trẻ c&aacute;c thức ăn g&acirc;y dị ứng l&agrave; biện ph&aacute;p c&oacute; &yacute; nghĩa quan trọng h&agrave;ng đầu, nhằm giảm bớt mức độ v&agrave; ngăn ngừa sự t&aacute;i xuất hiện của c&aacute;c phản ứng dị ứng.</p> <p>Một số thức ăn c&oacute; mẫn cảm ch&eacute;o với c&aacute;c thức ăn g&acirc;y dị ứng cũng cần được loại trừ khỏi bữa ăn của trẻ, như: sữa d&ecirc; với sữa b&ograve;, thịt b&ograve; (thịt b&ecirc;) với thịt cừu thường mẫn cảm ch&eacute;o với nhau trong 50 - 90% trường hợp, giữa c&aacute;c loại c&aacute;, c&aacute;c loại đậu cũng thường c&oacute; mẫn cảm ch&eacute;o với nhau. Trong những trường hợp dị ứng nhẹ, việc giảm bớt c&aacute;c thức ăn g&acirc;y dị ứng trong chế độ ăn cũng c&oacute; thể đủ để giảm thiểu c&aacute;c triệu chứng dị ứng, kh&ocirc;ng nhất thiết phải loại bỏ ho&agrave;n to&agrave;n những thức ăn n&agrave;y, tuy nhi&ecirc;n tốt nhất vẫn l&agrave; loại bỏ ho&agrave;n to&agrave;n những thức ăn n&agrave;y.</p> <p>Với những trẻ em bị dị ứng với sữa, c&aacute;c b&agrave; mẹ cần lưu &yacute; đọc kỹ th&agrave;nh phần của c&aacute;c loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng trước khi sử dụng cho con. Những trẻ bị dị ứng với sữa b&ograve; thường c&oacute; thể sử dụng c&aacute;c loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng được sản xuất từ bột đậu n&agrave;nh một c&aacute;ch an to&agrave;n, nếu trẻ dị ứng với cả sữa b&ograve; v&agrave; bột đậu n&agrave;nh, c&aacute;c b&agrave; mẹ n&ecirc;n t&igrave;m c&aacute;c loại sữa bột với th&agrave;nh phần dinh dưỡng đ&atilde; được thủy ph&acirc;n (hydrolyzed formula). Một số trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt l&agrave; những trường hợp dị ứng xuất hiện sớm, trẻ thường giảm v&agrave; mất dần t&igrave;nh trạng mẫn cảm với thức ăn sau một thời gian do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể. Trong những trường hợp n&agrave;y, khi trẻ đ&atilde; lớn c&oacute; thể thử d&ugrave;ng lại c&aacute;c thức ăn đ&atilde; từng g&acirc;y dị ứng một c&aacute;ch thận trọng. Lưu &yacute; l&agrave; những trường hợp dị ứng thức ăn xuất hiện muộn hoặc dị ứng với một số loại thức ăn như lạc, t&ocirc;m, c&aacute;, t&igrave;nh trạng dung nạp miễn dịch n&agrave;y thường kh&ocirc;ng xảy ra v&agrave; kh&ocirc;ng n&ecirc;n thử d&ugrave;ng lại c&aacute;c thức ăn đ&atilde; từng g&acirc;y dị ứng trong những trường hợp n&agrave;y. Tương tự, những trẻ đ&atilde; từng bị sốc phản vệ do thức ăn cũng kh&ocirc;ng n&ecirc;n thử d&ugrave;ng lại c&aacute;c thức ăn đ&oacute;.</p> <p>Việc loại trừ một số thức ăn khỏi chế độ ăn của trẻ c&oacute; thể dẫn đến sự mất c&acirc;n đối của những chế độ ăn n&agrave;y v&agrave; g&acirc;y ảnh hưởng đến sự ph&aacute;t triển của trẻ, do đ&oacute; tốt nhất c&aacute;c b&agrave; mẹ n&ecirc;n tham khảo &yacute; kiến của c&aacute;c nh&agrave; dinh dưỡng học để t&igrave;m được một chế độ ăn th&iacute;ch hợp cho con m&igrave;nh, việc bổ sung c&aacute;c vitamin v&agrave; muối kho&aacute;ng c&oacute; thể l&agrave; cần thiết .</p> <p>Sử dụng c&aacute;c thuốc chống dị ứng trong điều trị dị ứng thức ăn nhằm giảm bớt triệu chứng hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của c&aacute;c triệu chứng n&agrave;y khi trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn hoặc khi kh&ocirc;ng thể tr&aacute;nh được thức ăn g&acirc;y dị ứng. Tuy nhi&ecirc;n, việc sử dụng thuốc phải do b&aacute;c sĩ chuy&ecirc;n khoa Nhi hay Da liễu chỉ định v&agrave; theo d&otilde;i chặt chẽ.</p>

Theo suckhoedoisong.vn
back to top