Đến năm 2021, các chương trình đào tạo phải dạy về phòng chống tham nhũng

Đến hết năm 2021, 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nội dung về chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đạo đức liêm chính.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức...

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”.

Mục tiêu chung của Đề án nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực cải thiện tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng.

Đến hết năm 2021, 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nội dung về chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đạo đức liêm chính.

Hàng năm, 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên, giảng viên các môn pháp luật, giáo dục công dân được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; hàng năm, 100% cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng dưới các hình thức.

Đến hết năm 2019 có 90%, đến hết năm 2021 có 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị nghiên cứu, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đến hết năm 2019 có 85%, đến hết năm 2021 có 100% người lao động tại cơ quan nghiên cứu, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Đến hết năm 2019 có 75%, đến hết năm 2021 có 90% người lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đến hết năm 2019 có 60% đến 70%, đến hết năm 2021 có 70% đến 85% người dân nông thôn, dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tiểu thương, lao động tự do được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Hình thành văn hóa minh bạch

Hình thành trên phạm vi toàn quốc văn hóa minh bạch, giải trình của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhận thức rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là vi phạm pháp luật và trái đạo đức, lương tâm, trách nhiệm, cần lên án mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa cán bộ, công chức, viên chức với người dân, củng cố vững chắc đạo đức, hành vi chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức và người dân.

Đề án đưa ra những nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng như: thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam; công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trực thuộc thực hiện thường xuyên tổ chức, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ tuyên truyền viên là người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; giáo viên, giảng viên là những người tình nguyện giảng dạy ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ tuyên truyền nòng cốt này...

Theo suckhoedoisong.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top