<div> <p>Bộ Ngoại giao <span>Đức</span> từng coi <span>Nhật Bản</span> và <span>Trung Quốc</span> cùng thuộc “miền Viễn Đông”. Song trong thời gian gần đây, bộ này đã thành lập các phòng, ban riêng biệt để chuyên trách từng quốc gia với chính sách khác nhau.</p> <p>Trong tháng 9, chính phủ Đức còn thông qua bản hướng dẫn chính sách dành cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Dù chưa được hoàn thiện, tài liệu này vẫn nêu lên một thông điệp cụ thể và rõ ràng: Đức muốn hợp tác chặt chẽ với các đối tác cùng chung hệ giá trị như Nhật Bản, <span>Hàn Quốc</span>, <span>Australia</span> và Ấn Độ.</p> <p>Những động thái trên phần nào phản ánh sự xoay trục của Đức, từ đó làm sáng tỏ chiến lược đối ngoại của nước này với các quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc.</p> <h3><strong>Nhìn nhận lại quan hệ với Bắc Kinh?</strong></h3> <p>Khi được hỏi tại sao Đức chuyển sự chú ý sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Peter Altmaier nhận định khu vực này đang ngày càng gia tăng vị thế chính trị, đóng góp vào 40% nền kinh tế toàn cầu.</p> <p>Nếu không xem xét kỹ vấn đề, người ta hoàn toàn có thể lầm tưởng rằng Đức, một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng nhất khối Liên minh châu Âu (EU), đang về phe <span>Mỹ</span> để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Duc chuyen huong tap trung vao An Do Duong – Thai Binh Duong anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/15/znews-photo-zadn-vn_reuetrs.jpeg" title="Đức chuyển hướng tập trung vào Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: <em>Reuters</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Song chỉ khi được nhìn nhận kỹ càng hơn, chính sách của Đức mới thể hiện tinh thần ngoại giao cân bằng trong khu vực. Tài liệu này chính là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và soạn thảo, có mục tiêu dẹp bỏ suy nghĩ rằng Berlin luôn ủng hộ Bắc Kinh trên trường quốc tế.</p> <p>Từ trước tới nay, Tokyo luôn coi Berlin là một người bạn thân thiện của Bắc Kinh. Chỉ trong năm 2019, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có 12 chuyến công du đến Trung Quốc. Trong khi đó, bà chỉ thăm chính thức Nhật Bản, một thành viên trong nhóm G7, vào năm 2008 và 2015.</p> <p>Khi ấy, Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble bay đến Tokyo và mang theo cuốn sách 600 trang của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger có tựa đề “On China” (Tạm dịch: Về Trung Quốc).</p> <p>Trên thực tế, Đức không hề có mối quan hệ đặc biệt nào với Trung Quốc ở thời điểm này. Song cách thể hiện của giới ngoại giao Đức đã khiến nhiều bên quan sát hiểu lầm.</p> <p>Cụ thể, người Đức muốn tập trung đối thoại với những quốc gia có quan điểm khác biệt để xây dựng lòng tin chung. Cách tiếp cận này cũng từng được áp dụng khi Đức đối phó với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.</p> <p>“Đức đã khá quen thuộc với Nhật Bản. Trong khi đó, chúng tôi không biết nhiều về Trung Quốc”, một lãnh đạo của đảng cầm quyền từng chia sẻ.</p> <p>Thông qua việc “làm ấm” mối quan hệ, Đức cũng có thể duy trì việc xuất khẩu sang Trung Quốc, từ đó vực dậy nền kinh tế đang trên đà khủng hoảng.</p> <h3><strong>Khi Berlin xoay trục </strong></h3> <p>Dù vậy, Berlin đã thay đổi quan điểm về Bắc Kinh trong vài năm gần đây, trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường đang đưa “con rồng châu Á” đến gần các quốc gia ở Nam Âu và Đông Âu. Nói cách khác, chính phủ Đức đang lặng lẽ xoay trục khi chứng kiến Trung Quốc nhanh chóng giành ảnh hưởng về chính trị và kinh tế tại châu Âu.</p> <p>Kể từ đó, Bắc Kinh không còn điểm đến ưu tiên trong các chuyến công du của giới chức Đức. Khi Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Peter Altmaier thăm chính thức châu Á lần đầu tiên vào năm 2018, ông đã bỏ qua lời mời từ Trung Quốc để dừng chân tại Nhật Bản và <span>Indonesia</span>.</p> <p>Sự thay đổi của Đức nhanh chóng được nước láng giềng <span>Pháp</span> hưởng ứng. Năm 2018, Tổng thống Pháp <span>Emmanuel Macron</span> đã có một bài phát biểu đầy cảm hứng. Trong đó, ông Macron kêu gọi các nước Pháp, Ấn Độ, Australia thành lập một liên minh mới để đối phó những thách thức tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời kiềm chế tham vọng ngày càng tăng từ Trung Quốc.</p> <p>Trong bài phát biểu, ông Macron từng khẳng định: “Trục Paris - New Delhi - Canberra là liên minh then chốt trong khu vực và trong các mục tiêu chung tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.</p> <p>Khi đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến người dân trên toàn cầu, Đức tiếp tục phải phụ thuộc vào Trung Quốc để tiếp cận nguồn cung các mặt hàng chiến lược. Từ đó, Bộ Ngoại giao Đức cũng phải điều chỉnh tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.</p> <p>Theo <em>Nikkei Asia</em>, nhiều quan chức chính trị ở Đức không muốn thể hiện thái độ với một quốc gia cụ thể. Họ muốn tránh xích mích và xung đột với Trung Quốc, đồng thời không muốn đứng hoàn toàn về phía Mỹ.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Duc chuyen huong tap trung vao An Do Duong – Thai Binh Duong anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/15/znews-photo-zadn-vn_telegraph.jpg" title="Đức chuyển hướng tập trung vào Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Cựu Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble. Ảnh: <em>Telegraph</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Trên bình diện kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của Đức cũng gặp khó khăn nếu chính phủ nước này tỏ thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc. Ví dụ, nhà sản xuất xe hơi Volkswagen bán được 40% sản phẩm tại thị trường Trung Quốc.</p> <p>Ông Mark Hauptmann, nhà lập pháp từ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo, cho rằng Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đức. Theo ông Hauptmann, việc Đức chuyển hướng tập trung sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương không đồng nghĩa với việc bỏ qua một thị trường tăng trưởng tốt như Trung Quốc.</p> <p>Chuyên gia này đánh giá cao khi Berlin có cái nhìn và cách tiếp cận toàn diện với châu Á. Trong tương lai, ông Hauptmann dự đoán Đức, với tư cách là một nhà lãnh đạo tại châu Âu, vẫn có những động thái cứng rắn và cần thiết để góp phần vào sự ổn định trên toàn thế giới.</p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Dè chừng Trung Quốc, Đức lặng lẽ 'xoay trục'
Chính phủ Đức lặng lẽ xoay trục khi chứng kiến Trung Quốc tìm cách giành ảnh hưởng về chính trị và kinh tế tại châu Âu.
Giao tranh quyết liệt tại Kursk, Nga thả bom hủy diệt quân tiếp viện Ukraine
Tại khu vực Kursk , mặc dù cả Nga và Ukraine đều triển khai các đơn vị chủ lực, nhưng không bên nào đạt được tiến triển mang tính quyết định.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê ở Chương Mỹ Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068 công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Hình phạt nào cho kẻ cướp ô tô, sât hại cụ ông?
Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, ở Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.
Việt Nam vẫn giao dịch tiền bitcoin, sao không đưa vào quản lý?
"Trí tuệ nhân tạo bây giờ khác lắm, mà rõ ràng ta thấy đời thực thế nào thì đời ảo như thế", Thủ tướng nói và đặt vấn đề, thực tế Việt Nam vẫn giao dịch tiền bitcoin, tại sao không đưa vào quản lý?
Trộm 12 chiếc xe máy ở Hà Nội, một đối tượng bị khởi tố
Hầu hết các tài sản Hùng trộm cắp được đều do chủ phương tiện quên không rút chìa khóa. Mỗi phương tiện, Hùng bán được với giá từ 3,8 triệu đồng đến 9,5 triệu đồng.
Hàng nghìn người đội mưa dự lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk
Hàng nghìn người dân đã đội mưa lớn đến tham dự lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk vào tối 22/11.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
2 đợt không khí lạnh cường độ mạnh sắp đổ bộ vào miền Bắc
Dự báo từ ngày 25 đến 27/11, sẽ có hai đợt không khí lạnh tăng cường tràn về và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII vinh danh 58 bộ sách
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 sẽ diễn ra vào lúc 19h ngày 29/11, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Năm nay, Giải thưởng tăng cả về số lượng và chất lượng các tác phẩm đạt giải.
Hà Nội kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Theo kế hoạch vừa ban hành, từ ngày 15/12/2024 đến hết 15/3/2025, Hà Nội tổ chức 4 đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
“Cõng thuê” ma tuý từ Lào về Việt Nam, 2 đối tượng lĩnh án tử hình
Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm hình sự xét xử 2 bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.