Dầu gió vào mắt có ảnh hưởng thị lực?

Dầu gió có sử dụng dung môi để pha hòa tan chất thơm. Nếu độ pH dầu gió trung tính thì khi dính vào mắt đỡ gây tổn thương mắt hơn.

Hỏi: Con gái tôi 2 tuổi nghịch dầu gió bị đổ vào mắt. Tôi đã đưa đi viện khám, được kê thuốc nhỏ mắt nhưng 2 ngày rồi mà mắt bé vẫn sưng húp, không mở mắt ra được. Tôi rất lo lắng cho thị lực của cháu. Xin hỏi làm thế nào để mắt cháu hết sưng? Liệu thị lực của cháu có bị ảnh hưởng gì sau này không?

Trần Thu Linh (Hải Phòng)

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/dau-gio-vao-mat-co-anh-huong-thi-luc.jpg1.jpg

BS Lương Cẩm Thúy, Khoa Mắt, Bệnh viện Hồng Ngọc, Hà Nội: Dầu gió có sử dụng dung môi để pha hòa tan chất thơm. Nếu độ pH dầu gió trung tính thì khi dính vào mắt đỡ gây tổn thương mắt hơn. Còn nếu có độ pH cao, thậm chí sử dụng dung môi là cồn thì có thể gây ảnh hưởng đến mắt.

Độ nóng của dầu có thể gây trợt giác mạc, tổn thương mắt. Thế nhưng, với thương tổn này, bệnh nhân thường được kê thuốc nhỏ mắt điều trị ngoại trú. Hiện mắt sưng là do lớp bề mặt của nhãn cầu bị trầy xước, kết mạc sưng nề, cần kiên trì nhỏ thuốc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu thấy có hiện tượng bất thường hoặc bé quấy khóc, nhức mắt… thì nên đến viện tái khám. Dầu gió gây tổn thương thường không để lại tác hại lâu dài về thị lực của trẻ. Tuy nhiên, khi mới bị trẻ rất khó chịu vì độ nóng của dầu.

Vì thế, hãy luôn chú ý, để xa dầu gió khỏi tầm tay của trẻ. Khi không may bị dính dầu gió vào mắt, cần ngay lập tức rửa mắt với nước muối. Nếu không có nước muối trong tầm tay có thể rửa bằng nước sạch.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top