<div> <p><strong><span><span><span><span><span><span>Nhiều khó khăn </span></span></span></span></span></span></strong></p> <p><span><span><span><span><span><span>Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực được kỳ vọng sẽ minh bạch hóa hoạt động khai thác khoáng sản nhờ việc đưa ra đấu giá công khai các mỏ khoáng sản. Tuy vậy, trong quá thực hiện vẫn có nhiều vướng mắc nên suốt một thời gian dài, việc đấu giá chỉ thực hiện lẻ tẻ ở một số tỉnh.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>TS. Lê Ái Thụ, Hội Địa chất Việt Nam cho biết,theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, Luật Khoáng sản 2010, hình thức đấu giá gồm có: Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Về cơ bản, các khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khi thác trước khi Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực. Vì vậy, quy định này là không thực tế.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Theo TS. Lê Ái Thụ, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các khu vực chưa thăm dò khoáng sản không khả thi, vì cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá cũng không hiểu được điểm mỏ được mang đi bán đấu giá. Thông thường, để tổ chức bán đấu giá, người có vật bán đấu giá phải hiểu được phần nào về giá trị của vật đó. Còn tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá cũng không thể hiểu được vật đem đấu giá là như thế nào, chất lượng ra sao.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Cùng với đó, giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 22/2012/NĐ-CP không thấp hơn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Quy định như vậy sẽ không thực tiễn. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hiện hành được xác định trên cơ sở mỏ đã có dự án đầu tư. Vì vậy, việc xác định giá khởi điểm rất khó triển khai, nếu có triển khai thì độ tin cậy không có, đặc biệt, đối với khu vực chưa có kết quả thăm dò.</span></span></span></span></span></span></p> <div><span><span><span><span><span><span>Mặt khác, những mỏ được đưa ra đấu giá, giá trị kinh tế thu lại không cao nên doanh nghiệp không mấy mặn mà. Ngoài ra, chi phí dịch vụ đấu giá quá cao (tính theo % giá trị mỏ) đã cản trở sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong đấu giá khoáng sản.</span></span></span></span></span></span></div> <p><span><span><span><span><span><span>TS. Lê Ái Thụ cho rằng, chính những khó khăn, bất cập trên, Luật Khoáng sản 2010 đã được Quốc hội thông qua hơn 6 năm, song việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT chưa được thực hiện tại bất kỳ khu vực nào. Còn tại các địa phương cũng chỉ có vài mỏ được tổ chức đấu giá.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Tiến Chỉnh, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam nhận định, đấu giá khai thác khoáng sản gặp khó là do trong quá trình đấu giá đã không thu hút đủ số doanh nghiệp (hồ sơ) tham gia đấu giá, theo quy định, ít nhất là 3 tổ chức. Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính theo quy định (vốn chủ sở hữu ít nhất 50 tỷ đồng); đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp cần có chuyên môn về thăm dò, khai thác khoáng sản và phải cam kết chế biến sâu...</span></span></span></span></span></span></p> <p><strong><span><span><span><span><span><span>Đấu giá thành công</span></span></span></span></span></span></strong></p> <p><span><span><span><span><span><span>Lý giải về nguyên nhân chưa thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản, ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết, không phải do Bộ TN&MT chưa tổ chức đấu giá mà do chưa đủ điều kiện để tổ chức. Nguyên nhân là, theo quy định của Nghị định 22 trước đây, tổng số doanh nghiệp tham gia đấu giá phải là 3 doanh nghiệp nhưng sau khi bán hồ sơ 4 mỏ công khai năm 2015, nhận về trung bình mỗi mỏ được 5 - 6 hồ sơ. Nhưng khi lọc hồ sơ, những mỏ do Bộ TN&MT tổ chức đấu giá, Bộ Tài chính ra yêu cầu vốn chủ sở hữu là 50 tỷ, khi nhận hồ sơ vào, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đều chưa đạt. Chính vì vậy,nên 4 mỏ chưa đấu giá được. Bộ TN&MT đã đề nghị,Thủ tướng cho sửa lại số doanh nghiệp tối thiểu và được chấp thuận trong Nghị định 58. Hiện nay, theo Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, sửa đổi Nghị định 22, cho phép giảm số doanh nghiệp tham gia đấu giá xuống còn 2, theo đúng tinh thần Nghị định 77 là đấu giá tài sản chung của Chính phủ trước đây.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Sau khi có Quyết định số 1170/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2017, vào tháng 10/2018, Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản Bộ TN&MT đã tổ chức đấu giá thành công quyền khai thác quặng sắt khu vực Nam Phia Đăm, xã Bằng Thành và xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Khu vực đưa ra đấu giá có diện tích 66,8ha, với tổng tài nguyên cấp 333 và cấp 334a là 478.105 tấn quặng sắt (khu vực chưa được thăm dò khoáng sản); không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và đã được UBND tỉnh Bắc Kạn thống nhất về chủ trương triển khai công tác đấu giá tại Văn bản số 3123/UBND-CN ngày 5/7/2017; được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030 tại Văn bản số 557/TTg-CN ngày 26/4/2018. Giá khởi điểm được đưa ra là: R = 2,0% (R là mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản).</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Sau 2 vòng đấu giá, Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản TTC có địa chỉ ở tổ 2, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã trúng đấu giá. Giá trúng là R = 2,7 %, tăng 35% so với giá khởi điểm.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng đấu giá nhận định, việc tổ chức thành công cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản là tiền đề tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, đổi mới cơ chế cấp phép hoạt động khoáng sản. Qua đó, quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Đồng thời, phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Đỗ Cảnh Dương cho biết, Tổng cục đã triển khai công tác đấu giá theo quy định. Các bước chuẩn bị cho cuộc đấu giá tuân thủ đúng các quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016; Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản pháp luật hướng dẫn.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Việc trước đây chưa tổ chức được cuộc đấu giá là do có một số vướng mắc về quy định số lượng tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá; tiêu chí vốn chủ sở hữu của , cá nhân tham gia đấu giá. Vấn đề này đã được giải quyết tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.</span></span></span></span></span></span></p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản: Bước tiến mới
(Khoahocdoisong.vn) - Tháng 10/2018, lần đầu tiên, Hội đồng Đấu giá quyền khai thác khoáng sản Bộ TN&MT đã tổ chức thành công buổi đấu giá quyền khai thác khoáng sản sau nhiều năm không thực hiện được.
Bàn giải pháp tăng cường ứng dụng KH&CN vùng nông thôn miền núi và dân tộc thiểu số
Công bố 10 Sự kiện KH&CN nổi bật năm 2018
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác KH-CN và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng nêu 3 đột phá, 4 trụ cột, 5 lưu ý với Bộ KH&CN
Bộ KH&CN đề xuất phương án quản lý hoạt động Uber, Grab
Phú Thọ: Người dân bức xúc trại lợn gây ô nhiễm
Cơ sở chăn nuôi lợn của ông Vũ Quốc Đoàn tại xã Đỗ Xuyên (huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) xây dựng sát khu dân cư, xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Công ty Minh Hà bị phạt 350 triệu do vi phạm môi trường
UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 350 triệu đồng đối với Công ty CP Đầu tư sản xuất thương mại phát triển Minh Hà, xã Bắc Lũng (huyện Lục Nam) do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Yêu cầu chủ động, linh hoạt ứng phó với bão Yinxing
Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT từ Quảng Ninh đến Bình Thuận thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24h; thực hiện phương châm “bốn tại chỗ".
Xưởng chế biến dăm gỗ trái phép “thi gan” cùng chính quyền
UBND xã Phong Phú ra quyết định sửa đổi, bổ sung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với chủ xưởng chế biến dăm gỗ trái phép. Tuy nhiên, chủ xưởng chỉ nộp tiền phạt và không chịu khắc phục hậu quả.
Quảng Bình: Nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu vi phạm môi trường
Công ty cổ phần thương mại Bảo Đạt Thành – Chi nhánh Nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu Quảng Bình, dù đầu tư hệ thống xử lý chất thải sản xuất nhưng không sử dụng, mà xả thải trái phép ra môi trường.
“Sinh vật ngoại lai” có thể cũng là nguyên nhân gây cá chết tại Hồ Tây?
Những năm gần đây, cứ vào khoảng từ tháng 9 đến hết tháng 11, Hồ Tây thường xuyên xảy ra hiện tượng cá chết với số lượng lớn, bốc mùi khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước.
Xả thải ra môi trường, Công ty Sơn Thủy bị phạt 320 triệu đồng
Từ tin báo về dòng nước thải có màu hồng bất thường, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình cùng các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra và phát hiện hàng loạt vi phạm của nhà máy chế biến gỗ thuộc Công ty Cổ phần Sơn Thủy.
Cận cảnh bãi rác trên núi rỉ nước thải ô nhiễm môi trường ở Hòa Bình
Bãi rác khu Chiềng Khến, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình vẫn bốc mùi hôi thối, tràn xệ xuống chân núi đang có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân.
Khởi tố Giám đốc công ty khai thác, kinh doanh khoáng sản tại Bắc Giang
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Lương Ngọc Hải (SN 1971, trú tại thị trấn Nham Biền) - Giám đốc Công ty TNHH Quốc Kỳ do "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
Hồ Đầm Đỗi bị san lấp trái phép giữa Thủ đô?
Rất nhiều diện tích hồ Đầm Đỗi (Hoàng Mai, Hà Nội) bị san lấp trái phép. Phế liệu, rác thải đổ trực tiếp, có đoạn lấn ra tới 10m gây lo ngại cho người dân quanh vùng.