Tình trạng bệnh lý máu ngoại vi chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan như độ kết dính tiểu cầu, số lượng bạch cầu đơn nhân, nồng độ lipit máu, tình trạng tế bào cơ trơn, nồng độ canxi… Tất cả đều giống như người bình thường không bị mắc bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, sự khác biệt là ở chỗ, người đái tháo đường tình trạng xơ vữa mạch xảy ra ở lứa tuổi trẻ hơn với tốc độ nhanh hơn. Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh là yếu tố gene, tuổi, thời gian mắc bệnh, thói quen hút thuốc, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, tăng glucose máu, béo phì, tăng insulin máu, protein niệu dương tính, thậm chí do cả sử dụng một số thuốc tác động lực co cơ hoặc chẹn beta giao cảm.
Tự thử đường huyết
Biểu hiện: Đau cách hồi, lạnh chi, đau về ban đêm, đau cách hồi và đau về đêm, mất đi đột ngột, mất mạch, xanh tái (nhợt đi khi giơ chân lên cao), đỏ da bóng nhãy, teo mỡ dưới da, mất lông bàn chân và ngón chân, móng dày lên, thường có nhiễm nấm móng, hoại tử, chậm đổ đầy máu tĩnh mạch sau khi giơ chân lên cao.
Trường hợp có tiên lượng xấu là đau cả khi nghỉ ngơi, hoặc người bệnh có nhiễm trùng, hoại tử, phải xét khả năng phẫu thuật tạo cầu nối phòng cắt cụt.
Phát hiện sớm và điều trị can thiệp kịp thời để hạn chế hậu quá xấu do các tai biến mạch máu gây ra cho người bệnh.
Nguyên tắc điều trị: Đảm bảo lượng glucose máu thích hợp gần điều kiện sinh lý nhất. Nếu buộc phải điều trị nội khoa, phải đảm bảo chế độ điều trị tích cực, nghĩa là phối hợp tốt quản lý đường máu, chống đông, chống tình trạng dễ bị nhiễm trùng, quản lý tốt số đo huyết áp.
Điều trị ngoại khoa phải tuân thủ quy định về phẫu thuật cho người đái tháo đường.
PGS.TS Tạ Văn Bình (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư)