Đau bụng vì cá kèo làm chưa sạch

(khoahocdoisong.vn) - Cá kèo hay còn gọi là cá bống kèo sống chủ yếu ở vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Đây là loài cá sống rúc trong bùn và đào hang để trú ẩn. Cá kèo ăn tạp, chúng chủ yếu ăn tôm tép, giun, sinh vật phù du.

Gia đình chị Nguyễn Thị Liên (Hải Phòng) rất thích ăn cá kèo. Cuối tuần nào nhà chị cũng rủ nhau ra quán làm nổi cá kèo để đổi vị. Cá kèo dễ tiêu, dễ ăn, ăn kèm với nhiều loại rau lạ của miền Tây nên ai cũng tích cực ăn,  trong khi nếu luộc rau ở nhà thì mọi người đều chống đũa. Hôm vừa rồi đi ăn cá kèo về, chẳng hiểu sao cả nhà bị tiêu chảy. Chị Liên nghĩ rằng, có lẽ do quán làm cá kèo chưa rửa sạch nên nhà chị mới bị đau bụng.

Lời bàn: BS. Nguyễn Văn Tuấn (TP Huế) cho biết, cá kèo hay còn gọi là cá bống kèo sống chủ yếu ở vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Đây là loài cá sống rúc trong bùn và đào hang để trú ẩn. Cá kèo ăn tạp, chúng chủ yếu ăn tôm tép, giun, sinh vật phù du. Vì là loài cá sống rúc ở đáy ao hồ nên để đảm bảo vệ sinh, cá bắt lên phải được cho vào xô nước sạch, không cho ăn bất cứ thứ gì và thay nước thường xuyên cho cá thải hết những thức ăn còn trong bụng, giúp làm sạch ruột cá. Nếu muốn ăn cá ngay phải làm sạch nhớt, dùng nước nóng, chà sát bằng lá chuối tươi, dùng tro bếp hay ngâm vào nước đá lạnh để dễ dàng loại bỏ nhớt và làm sạch ruột cá. Nếu ăn cá ở ngoài hàng, nhất là cá đang sống thả vào nồi lẩu, phải chọn được nhà hàng đảm bảo tiêu chuẩn, vệ sinh cá thật tốt nếu không dễ dẫn tới đau bụng.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top