Dấu ấn Ngân hàng Á Châu tại dự án “lấp sông Đồng Nai”

(khoahocdoisong.vn) - Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và doanh nghiệp mác “Á Châu” đã cùng Tổng Công ty Tín Nghĩa lập ra Công ty Tín Nghĩa - Á Châu, để triển khai dự án “đất vàng” Khu dân cư, dịch vụ và du lịch Cù lao Tân Vạn. Dù Tín Nghĩa nắm vai trò là công ty mẹ của Tín Nghĩa - Á Châu, nhưng không thể không nhắc đến vai trò tài chính trong dự án này của các doanh nghiệp “họ Á Châu”.

Á Châu hay người ngoài?

Tháng 8/2008, UBND tỉnh Đồng Nai cho Công ty TNHH MTV Tín Nghĩa  thuê 47,4ha đất để đầu tư xây dựng dự án Dự án Khu dân cư, dịch vụ và du lịch Cù lao Tân Vạn. Tháng 11/2008, dự án được phê duyệt Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 với tên gọi “Khu du lịch, dịch vụ Cù lao Tân Vạn, TP Biên Hòa”. 

Thời điểm này, diện tích dự án khoảng 47,4ha, quy mô khoảng 18.000 người, gồm khu nhà ở cao cấp cho thuê, sân golf 18 lỗ, dịch vụ giải trí, du lịch, khu văn phòng gắn với cảnh quan đặc thù sông nước.

Tháng 6/2014, quy hoạch chi tiết (1/500) dự án này được UBND tỉnh Đồng Nai thay thế với tên gọi là “Khu dân cư, dịch vụ và du lịch Cù lao Tân Vạn”. Quy mô diện tích dự án được nâng lên thành 48,04ha. Hạng mục khu sân golf 18 lỗ  không còn, thay vào đó là sân tập golf, khu vực hỗn hợp dân cư, dịch vụ và du lịch cao cấp, các loại hình nhà ở thấp tầng biệt thự, nhà liền kề có sân vườn.

Tổng Công ty Tín Nghĩa liên doanh với ACB và các doanh nghiệp khác thực hiện dự án.

Tổng Công ty Tín Nghĩa liên doanh với ACB và các doanh nghiệp khác thực hiện dự án.

Tháng 11/2009, UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận chủ trương cho phép Công ty TNHH MTV Tín Nghĩa (nay là Công ty CP Tổng Công ty Tín Nghĩa) hợp tác liên doanh với ACB và các Công ty Đầu tư, Công ty Tài chính thành viên ACB lập thủ tục đầu tư dự án. Từ đây, doanh nghiệp dự án là Công ty CP Đầu tư Tín Nghĩa - Á Châu (Tín Nghĩa - Á Châu) được thành lập, do ông Quách Văn Đức (đại diện Tổng Công ty Tín Nghĩa) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT).

Ghi nhận đến ngày 09/8/2013 cho thấy, Tín Nghĩa - Á Châu do 03 cổ đông sáng lập, với vốn điều lệ là 540 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH MTV Tín Nghĩa đăng ký góp 275,4 tỷ đồng để nắm giữ 51% cổ phần, ACB - đại diện là ông Vijay Kumar Maheswari đăng ký góp 54 tỷ đồng, nắm giữ 10% cổ phần, còn lại Công ty CP Đầu tư Á Châu - đại diện là ông Phạm Văn Thiệt đăng ký góp 210,6 tỷ đồng, nắm giữ 39% cổ phần.

Đến nay Tổng Công ty Tín Nghĩa vẫn sở hữu 51% cổ phần tại Tín Nghĩa - Á Châu. Tuy nhiên, trong cơ cấu cổ đông này thì nhóm cổ đông “Á Châu” lại đáng được quan tâm, mà cụ thể hơn là mối quan hệ giữa các cổ đông này.

Công ty CP Đầu tư Á Châu do ông Phạm Văn Thiệt làm Chủ tịch HĐQT không phải công ty con hay công ty liên doanh, liên kết của ACB, mà là các pháp nhân độc lập với nhau. Tuy nhiên, những người đứng đầu của công ty này thì lại từng giữ những vị trí quan trọng tại ACB trong từng giai đoạn.

Cụ thể, là giai đoạn năm 2008, Công ty CP Đầu tư Á Châu do ông Nguyễn Đức Kiên (“Bầu Kiên”) làm Chủ tịch HĐQT. Giai đoạn này “Bầu Kiên” giữ vị trí quan trọng tại HĐQT của ACB.

Đến nay, ông Phạm Văn Thiệt là đại diện pháp luật và làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Á Châu. Ông Phạm Văn Thiệt sinh năm 1953, đã có thời kỳ giữ tới chức Tổng Giám đốc ACB. Đến năm 2005 ông Thiệt không còn là Tổng Giám đốc ACB nữa, thay vào đó là ông Lý Xuân Hải.

Hiện tại, ông Thiệt cũng đang sở hữu cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn tài chính Á Châu (AFG) và Công ty CP Renatus. 

Tại Công ty CP Tập đoàn tài chính Á Châu, thì Công ty CP Đầu tư thương mại B&B là một trong những cổ đông sáng lập. Công ty này do “Bầu Kiên” lập và nắm vai trò là Chủ tịch HĐQT, hiện nay vị trí này thuộc về ông Tô Thanh Bình (SN 1970).

Còn tại Công ty CP Renatus ông Thiệt hiện đang sở hữu 70% cổ phần, cổ đông lớn nắm giữ 20% cổ phần. Cổ đông nữa tại Renatus là bà Đỗ Thị Minh Đức - em gái ruột của “Shark Liên” - Chủ tịch HĐQT Công ty CP nước mặt Sông Đuống của Hà Nội (nội dung này sẽ được chúng tôi thông tin tại bài viết sau).

Trở lại với công ty Tín Nghĩa - Á Châu, có thể thấy, dù có những thay đổi về các cổ đông, đại diện có liên quan tới ACB, thì Tổng Công ty Tín Nghĩa vẫn là cổ đông lớn nhất, đóng vai trò quyết định. Ông Quách Văn Đức cũng đồng thời đóng vai trò Chủ tịch HĐQT của cả Tổng Công ty Tín Nghĩa và Công ty Tín Nghĩa - Á Châu.

Phối cảnh dự án Khu dân cư, dịch vụ và du lịch Cù lao Tân Vạn được quy hoạch có biệt thự thấp tầng.

Phối cảnh dự án Khu dân cư, dịch vụ và du lịch Cù lao Tân Vạn được quy hoạch có biệt thự thấp tầng.

“Vết” giao dịch tài chính

Là cổ đông nắm giữ 10% cổ phần, sáng lập Tín Nghĩa - Á Châu để thực hiện dự án “đất vàng” Cù lao Tân Vạn, giữa ACB và Tín Nghĩa - Á Châu cũng xuất hiện các giao dịch tài chính.

Từ năm 2010, Tín Nghĩa - Á Châu đã dùng toàn bộ quyền phát sinh từ Hợp đồng thuê đất ngày 30/12/2010 ký với UBND tỉnh Đồng Nai làm tài sản bảo đảm cho giao dịch tài chính tại ACB. 

Năm 2016, Tín Nghĩa - Á Châu tiếp tục dùng các khoản lợi thu được từ việc khai thác, kinh doanh giá trị quyền sử dụng đất hoặc hạ tầng kỹ thuật trên đất của dự án Khu dân cư, dịch vụ và du lịch Tân Vạn theo các hợp đồng bán, góp vốn, hợp tác đầu tư... đối với sản phẩm của dự án (đất nền, đất dịch vụ thương mại, nhà ở) được ký kết; Các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị quyền sử dụng đất của dự án làm tài sản bảo đảm .... thế chấp tại ACB.

Như vậy có thể thấy Ngân hàng Á Châu tham gia dự án Khu dân cư, dịch vụ và du lịch Cù lao Tân Vạn vừa với vai trò vừa là cổ đông sáng lập Tín Nghĩa - Á Châu, và vừa là tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch tài chính với Tín Nghĩa - Á Châu. Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư Á Châu nắm giữ tới 39% cổ phần, với vai trò cá nhân quan trọng của “Bầu Kiên” và ông Phạm Văn Thiệt lại là một ẩn số.

Được biết, Khu dân cư, dịch vụ và du lịch Cù lao Tân Vạn cùng là một trong hai dự án được phép lấp sông Đồng Nai để hình thành mặt bằng. Dự án còn lại là Dự án Phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, do Công ty CP ĐTTKXD Toàn Thịnh Phát - một doanh nghiệp có liên quan tới tập đoàn Thành Thành Công - làm chủ đầu tư và cũng đã từng bị dừng thi công do có vi phạm. Cả tập đoàn Thành Thành Công và ACB, cùng những cá nhân liên quan tới ngân hàng này, đều là các đối tác quan trọng và mật thiết của Tổng công ty Tín Nghĩa.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top