Đắk Lắk: Khai thác cát trên sông Krông Pắk… dân kêu cứu

Nhiều hộ dân tại thôn 4 Xã Ea Pal (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) gửi đơn tới·các cơ quan có thẩm quyền, phản ánh việc đất sản xuất của họ bị sạt lở, trôi xuống sông do doanh nghiệp khai thác cát trên sông Krông Pắk gây ra.

Người dân sống trong lo âu, thấp thỏm vì diện tích đất canh tác từng ngày bị “nuốt chửng” theo dòng nước. Việc sạt lở cũng làm thay đổi dòng chảy và tạo ra hiện tượng nước xoáy thẳng vào bờ sông khiến tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn.

Bờ sông sạt lở, dân mất đất canh tác

Bờ sông sạt lở, dân mất đất canh tác

Theo khảo sát của PV Khoa học và Đời sống, tại Xã Ea Pal, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, Công ty TNHH Đoàn Kết (Công ty Đoàn Kết) có 2 bến bãi tập kết cát tại thôn 1A và 6B Xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Các tàu hút cát thường xuyên hoạt động trên dòng sông Krông Pắk, đã gây sạt lở đất canh tác của nhiều hộ dân.

Bờ sông sạt lở, dân mất đất canh tác

Cuối tháng 10/2022, nhóm phóng viên có mặt trên dòng sông Krông Pắk đoạn đi qua địa bàn xã Ea Ô và xã Ea Pal, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Theo ghi nhận, tình trạng sạt lở đất hai bên bờ sông rất nghiêm trọng. Việc tàu hút thường xuyên vào sát bờ để khai thác cát khiến diện tích đất sản xuất của người dân bên bờ sông bị thu hẹp. Người dân sống trong lo âu, thấp thỏm vì diện tích đất canh tác từng ngày bị “nuốt chửng” theo dòng nước. Việc sạt lở cũng làm thay đổi dòng chảy, các dòng chảy này có thể tạo ra hiện tượng nước xoáy thẳng vào bờ sông khiến tình trạng sạt lở ngày một nghiêm trọng hơn.

Tình trạng sạt lở đất hai bên bờ sông rất nghiêm trọng

Tình trạng sạt lở đất hai bên bờ sông rất nghiêm trọng

Gia đình Anh Trần Hữu Phong trú tại thôn 8, xã Ea Pal, huyện Ea Kar có hơn 5 sào đất (khoảng 5000m2 - PV) tại cánh đồng khu D, chủ yếu trồng trọt cây ngô, khoai, sắn nằm dọc theo bờ sông Krông Pắk. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều diện tích đất bị sạt lở, trôi dần xuống sông.

Anh Phong cho biết, đất rẫy của gia đình đã bị sạt lở khoảng 1.000m2, hàng loạt hoa màu bị “xóa sổ”. Anh Phong cho biết, việc đất của gia đình bị sạt lở là do vấn nạn khai thác cát gây ra. Gần khu vực đất rẫy có Công ty Đoàn Kết sử dụng tàu hút cát trong một thời gian dài. Các tàu này dùng vòi rồng sục xuống lòng sông để hút cát. Bờ sông, ruộng rẫy của người dân bị hổng chân dẫn đến sụp đất, cây trồng trôi xuống sông.

Anh Phong buồn bã cho biết: “vợ chồng tôi và 3 đứa con chỉ trông chờ vào 5 sào đất trồng ngô, khoai, sắn vậy mà nay mất dần vì các tàu hút cát. Gia đình cùng các hộ lân cận cũng đã phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng mà họ vẫn ngang nhiên khai thác, phía doanh nghiệp cũng chưa thấy bồi thường, hỗ trợ gì “kể cả một câu nói cũng không có”, giờ chỉ nhờ cơ quan chức năng vào việc để giúp người dân chúng tôi với”.

Đơn kêu cứu của các hộ dân có đất gần diện tích sạt lở trên bờ sông Krông Pắk

Đơn kêu cứu của các hộ dân có đất gần diện tích sạt lở trên bờ sông Krông Pắk

Chị Phan Thị Từ (trú tại thôn 4 xã Ea Pal) có đất gần đối diện với với bãi tập kết cát của Công ty Đoàn Kết cũng cho biết, gia đình có hơn 3 sào đất ruộng thuộc hợp tác xã nông nghiệp Ea Pal cũng bị sạt lở nghiêm trọng, từng luống khoai bị sạt lở xuống sông, diện tích bị sạt lở ước tính gần 1 sào đất.

PV tiếp tục quan sát dọc theo bờ sông Krông Pắk đoạn đoạn đi qua địa bàn xã Ea Ô và xã Ea Pal khoảng 4km và chứng kiến hàng loạt điểm sạt lở. Nhiều diện tích cây trồng của người dân bị sạt nghiêm trọng, đất và cây trồng bị cuốn trôi xuống lòng sông.

Được biết, người dân xã Ea Ô và xã Ea Pal chủ yếu thu nhập từ việc làm nương làm rẫy. Đất rẫy bị sạt lở, cây trồng bị cuốn trôi cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu nhập của họ ngày càng bị thu hẹp, cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn.

Bên cạnh tình trạng khai thác dưới sông là tình trạng đoàn xe chở cát thường xuyên qua lại làm hư hỏng đường, xuất hiện nhiều vết lún, ổ gà, ổ voi khiến người dân đi lại rất khó khăn, mất an toàn giao thông. Đáng chú ý, việc nhiều xe chở cát với tải trọng lớn đi qua cây cầu C10 có trọng tải chỉ 2,5 tấn tại thôn 2, Xã Ea Ô tiềm ẩn nguy cơ sập cầu bất cứ lúc nào.

Tình trạng đoàn xe chở cát thường xuyên qua lại làm hư hỏng đường, xuất hiện nhiều vết lún, ổ gà, ổ voi khiến người dân đi lại rất khó khăn

Tình trạng đoàn xe chở cát thường xuyên qua lại làm hư hỏng đường, xuất hiện nhiều vết lún, ổ gà, ổ voi khiến người dân đi lại rất khó khăn

Chính quyền nói gì?

Ngày 26/10, trao đổi về vấn đề sạt lở đất trên bờ sông Krông Pắk, ông Nguyễn Văn Lệ - Chủ tịch Xã Ea Pal cho biết: “Công ty Đoàn Kết có giấy phép đăng ký bến bãi bên địa bàn Xã Ea Ô và có hoạt động trên dòng sông Krông Pắk đi qua Xã Ea Pal, việc kiểm tra xử lý các tàu hút gây sạt lở rất khó khăn, vì những tàu hút khi thấy lực lượng chức năng đi kiểm tra thì lại không hoạt động”.

Ông Lê Đình Chiến, Phó Chủ tịch huyện Ea Kar cho biết: “Công ty Đoàn Kết hoạt động trong khoảng phạm vi 20km trên dòng sông Krông Pắk thuộc địa bàn 2 xã Ea Ô và xã Ea Pal. Nguyên nhân sạt lở chủ yếu là do khai thác cát và do nền đất yếu, yếu tố dòng chảy do quá trình sử dụng của người dân, sau khi báo chí phản ánh thì huyện đã cho kiểm tra và sẽ kiến nghị sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và UBND tỉnh cấm khai thác ở đoạn sông này, sẽ thông báo đến công ty tạm dừng khai thác ở đoạn sông này”.

Ông Trần Văn Sỹ, Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đắk Lắk cho biết: “tình hình sạt lở thì có nhiều nguyên nhân, trong đó chúng ta phải khẳng định là có nguyên nhân của khai thác cát, nếu không đúng quy định. Về quản lý khoáng sản nói chung trách nhiệm đầu tiên trên địa bàn đó là của UBND xã, trách nhiệm UBND huyện rồi các cơ quan chức năng như TN&MT, Công an, thuế. Ở các khu vực sạt lở trước đây, tỉnh đã chỉ đạo cho các huyện, các khu vực sạt lở được cắm mốc, không được đưa vào khu vực khai thác và đưa vào khu vực cấm hoạt động khoáng sản”.

Dòng sông Krông Pắk đang đối mặt với sự tàn phá từ tác động con người, làm thay đổi dòng chảy nghiêm trọng, phá vỡ thuộc tính cân bằng vốn dĩ của nó, khiến mực nước trên sông Krông Pắk sụt giảm nghiêm trọng. Sông Krông Pắk vốn là nơi cung cấp nước tưới cho hàng nghìn ha cây trồng và nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân nay đã cạn xấp xỉ mực nước chết. Việc khai thác cát quá mức khiến lượng cát và phù sa không được bù đắp kịp. Nên các tàu hút cát dí vòi sát bên bờ sông, dẫn đến xói mòn bờ sông, sạt lở, và phá vỡ thảm thực vật giữ bờ sông, cuốn trôi cây trồng của của người dân theo dòng nước.

*Khoa học và Đời sống sẽ tiếp tục thông tin.

Theo Đời sống
Cấp đổi lại giấy phép lái xe từ 1/1/2025

Cấp đổi lại giấy phép lái xe từ 1/1/2025

Giấy phép lái xe trước năm 2025 vẫn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên đó mà không phải thi lại. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày 1/1/2025 tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên Giấy phép lái xe.
Đối tượng sắp được tăng lương hưu

Đối tượng sắp được tăng lương hưu

Từ ngày 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực quy định lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
back to top