<p><span><span><span>Ngày 10/8 vừa qua, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (ĐC&KS) đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại suối Son, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả của đoàn khảo sát chỉ rõ, suối Son có điều kiện địa hình thuận lợi cho việc gây lũ quét. Do độ dốc lưu vực lớn, thời gian tập trung nước nhanh; lòng suối co hẹp và mở rộng liên tục, qua một số khe đá tạo ra các nút thắt dễ gây nghẽn dòng tạo nên lũ quét nghẽn dòng. </span></span></span></p> <p><span><span><span>Theo quan sát thực tế và phân tích ảnh mây vệ tinh, ra đa thời tiết, lượng mưa ở phần thượng lưu suối Son trên đất Lào là rất lớn. Lượng mưa rất lớn mang những cây gỗ lớn có đường kính trên 1,5m, dài từ 15-20m từ các cánh rừng của Lào về Việt Nam. Trên địa bàn bản Sa Ná nơi lũ quét qua còn rất nhiều cây gỗ Pơ Mu, Sa Mộc lớn còn mắc lại; những cây này đã khô. Theo điều tra những loại gỗ lớn, đặc hữu thế này chỉ còn ở các cánh rừng thuộc đất Lào và biên giới Việt Lào.</span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="sa ná 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/17/sa-na-1(1).jpg" /> <figcaption>Các vị trí lòng suối co hẹp và mở rộng từ thượng lưu về hạ lưu suối Son</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span>Ở vị trí đầu bản Son cách bản Sa Ná về phía thượng lưu 1,9km (theo đường chim bay), theo hướng dòng chảy là 2,4km có một vị trí lòng suối thắt lại, độ rộng lòng suối 4m, độ sâu 6m (đây là độ rộng và độ sâu khi bị lũ phá ra). Khi chưa bị phá độ rộng lòng suối rất nhỏ. Vị trí mặt cắt nơi này hẹp, hai bên có hai khối đá rất lớn và chắc như thành đập. </span></span></span></p> <p><span><span><span>Qua điều tra, vào khoảng 6h30 phút ngày 03/8/2019 lượng cây gỗ và đá trôi về rất nhiều đã gây nghẽn dòng suối tạo thành đập tạm (từ vị trí đập đến bản Sa Ná chênh cao 57m). Lượng cây và đất đá trôi về ngày càng nhiều, có những cây dài tới 15-17m, đường kính lên tới 2m nên làm nước dâng rất nhanh. Đến khoảng 06-07h ngày 03/8 thì đập tạm bị phá vỡ, tạo nên một đợt sóng lũ, tốc độ rất lớn mang theo cây to chảy về hạ lưu.</span></span></span></p> <p><span><span><span>Đến vị trí bản Son hạ lưu điểm nghẽn dòng 320m mặt cắt ngang được mở rộng ra đến 85m. Đoạn sông mở rộng này dài 1,1km đường chim bay (khoảng 1,4km chiều dài suối). Đến đây lòng suối thu hẹp lại chỉ còn rộng 20m (đoạn này dài 200m), đoạn suối nhỏ hẹp đã làm gia tăng tốc độ của dòng chảy, đồng thời làm cho dòng chủ lưu chuyển hướng, hướng thẳng vào bản Sa Ná, cùng lượng cây và đất đá mang theo. Đây là nguyên nhân chính gây nên thiệt hại nặng nề tại bản Sa Ná.</span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="nghẽn dòng" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/17/nghen-dong(1).jpg" /> <figcaption>Vị trí xác định bị nghẽn dòng gây lũ quét</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span>Với các dữ liệu phân tích, các chuyên gia của Tổng cục KTTV và Viện Khoa học ĐC&KS nhận định, lũ quét ở suối Son là lũ quét nghẽn dòng do cây cối từ thượng nguồn trôi về tạo đập tạm nơi dòng suối bị co hẹp tự nhiên, sau đó mưa cường độ lớn làm nước dâng nhanh và phá vỡ đập tạm tạo sóng lũ về hạ lưu. Dòng nước lũ kèm cây cối bị dồn vào đoạn suối hẹp hơn so với trước đó nên gia tăng tốc độ và chuyển hướng, hướng thẳng vào các ngôi nhà ở bản Sa Ná chứ không chảy theo dòng suối uốn lượn bên cạnh bản như các trường hợp lũ nhỏ. Đây là nguyên nhân chính gây thiệt hại về người, tài sản của bản Sa Ná.</span></span></span></p> <p><span><span><span>“Nguyên nhân quyết định gây ra trận lũ quét là do nghẽn dòng tại điểm co hẹp trên lòng suối Son, hiện tượng lũ quét còn có thể xảy ra nếu những điểm co hẹp này còn tồn tại”, các chuyên gia cảnh báo.</span></span></span></p> <p> </p> <p><span><span><span>Trước những kết quả điều tra, khảo sát, các chuyên gia của Tổng cục KTTV và Viện Khoa học ĐC&KS kiến nghị không tái định cư cho người dân bản Sa Ná tại khu vực đã xảy ra lũ quét và trong các khu vực thường xuyên ngập nước, nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng lũ quét. Cùng với đó, trong quy hoạch tái định cư cho dân cư các vùng ven sông, suối cần đặc biệt tránh các bãi bồi cao với hệ thống suối quanh co bên cạnh. Đây không phải là những khu vực được quy hoạch để xây dựng các công trình dân sinh.</span></span></span></p> <p><span><span><span>Các chuyên gia cũng đề nghị tiếp tục điều tra khảo sát các khu vực tiềm ẩn nguy cơ nghẽn dòng gây lũ quét, sạt lở trong khu vực để đề xuất với địa phương phương án tái định cư cho người dân trên lưu vực suối Son. Trên cơ sở kết quả của trường hợp điển hình này có thể tiếp tục thực hiện đối với các khu vực tiềm ẩn nguy cơ lũ quét, sạt lở khác thuộc vùng núi Việt Nam.</span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="bản sa ná" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/17/ban-sa-na(3).jpg" /> <figcaption>Lũ quét gây thiệt hại lớn tại bản Sa Ná</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span>Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về các loại hình thiên tai có nguy cơ xảy ra tại khu vực sinh sống và phương án chủ động phòng chống.</span></span></span></p> <p><span><span><span>Trước đó, do ảnh hưởng của bão số 3 năm 2019, bắt đầu từ chiều ngày 01/8 trên địa bàn xã Na Mèo đã có mưa và kéo dài đến ngày 04/8. Lũ trên suối Son bắt đầu lên từ chiều ngày 02/8/2019, mực nước trên suối lên dần cao hơn mức nước bình thường khoảng 2,0-2,5m; đến 06h ngày 03/8 nước tràn vào nhà một số hộ dân ở gần suối, đến 6h30 thì nước suối rút rất nhanh. Tuy nhiên, đến 7h15 thì lũ lớn đột ngột đổ về mang theo cây to và đất đá tạo ra trận lũ quét qua bản Sa Ná gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. </span></span></span></p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Đã tìm ra nguyên nhân lũ quét gây thiệt hại nặng nề ở bản Sa Ná
Kết quả điều tra lũ quét tại suối Son thuộc địa phận xã Na Mèo huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho thấy, nguyên nhân chính gây ra trận lũ quét gây thiệt hại nặng nề cho bản Sa Ná hồi đầu tháng 8 vừa qua là do nghẽn dòng tại điểm co hẹp trên lòng suối Son. Nếu những điểm co hẹp này còn tồn tại, hiện tượng lũ quét còn có thể xảy ra.
10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024
Hà Nội: Công an phát hiện cơ sở kinh doanh khai thác nước ngầm trái phép
Hòa Bình: Khai thác khoáng sản trái phép, một người bị khởi tố
Bị phạt 330 triệu, công ty Golf Trường An vi phạm gì?
Bốc xúc đất đồi trái phép đem san lấp dự án ở Hoà Bình?
Cty CP Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang vi phạm về khoáng sản, môi trường
Do có hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, môi trường, Công ty Cổ phần Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang bị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang xử phạt 635 triệu đồng.
Bị phạt hơn 400 triệu đồng, Công ty Cổ phần Trung Đông vi phạm thế nào?
UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 410 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Trung Đông (Cụm công nghiệp Tam Phước 1, xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa) do có hành vi vi phạm liên quan đến môi trường.
Vông ty Đá Hoàng Mai bị Cục thuế Nghệ An xử phạt hơn 700 triệu đồng
CTCP Đá Hoàng Mai (HNX: HMR) bị phạt do khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 142 Luật Quản lý Thuế năm 2019.
Hô biến đất rừng Đồi 76 thành “biệt thự” trái phép ở Quốc Oai-Hà Nội
Diện tích lớn đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, thậm chí đất công do chính quyền quản lý tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã bị người dân “xẻ thịt”, xây dựng nhà ở, homestay trái phép.
“Biệt thự” trái phép trên đất rừng Đồi 76 ở Quốc Oai là của ai?
Những thửa đất rừng, đất trồng cây lâu năm trên đồi 76, xã Hoà Thạch, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội bị “xẻ thịt", xây dựng nhà ở, nhà xưởng trái quy định, nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Huế: Công ty Hào Hưng bị phạt hơn nửa tỷ đồng vì gây ô nhiễm
Công ty TNHH Một thành viên Hào Hưng Huế trong quá trình quản lý, vận hành Bến số 3 - Cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) có hành vi vi phạm về môi trường.
Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam bị phạt 790 triệu... vi phạm gì?
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do những hành vi vi phạm về môi trường.
Vì sao Công ty bao bì Yuzhan bị xử phạt hàng trăm triệu đồng?
Không có giấy phép môi trường theo quy định, Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam ( KCN Quế Võ mở rộng) bị UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 395 triệu đồng.
Công ty hải sản Biển Đông - Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu xả photpho vượt chuẩn
Xả nước thải có chứa tổng photpho vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 lần đến dưới 5 lần, Công ty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông - Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu bị xử phạt 265 triệu đồng.
Điện lực Hoà Bình nói gì về việc chưa cắt điện xưởng dăm gỗ trái phép?
Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết, chỉ khi nào khách hàng bị thu hồi giấy phép kinh doanh thì Điện lực mới được chấm dứt hợp đồng mua bán điện với khách hàng.