Cứu sản phụ băng huyết nặng sau mổ lấy thai

Sau mổ lấy thai rau tiền đạo sản phụ bị chảy máu không cầm và được chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong tình trạng sốc mất máu do đờ tử cung sau mổ lấy thai giờ thứ 5.

Mang thai lần 3, sản phụ N.T.L.N (38 tuổi) sinh mổ tại một cơ sở y tế với tình trạng rau tiền đạo, tiền sử mổ đẻ cũ 2 lần. Sau sinh, sản phụ xuất hiện chảy máu âm đạo liên tục, ra 1000ml máu âm đạo. Mặc dù đã được truyền 1050ml hồng cầu khối, 500ml plasma và 500ml Cryo, tình trạng không cải thiện nên sản phụ được chuyển tới Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng da xanh niêm mạc nhợt, mạch 120 lần/phút, huyết áp 60/40mmHg, tử cung co kém và to trên rốn, vết mổ băng thấm dịch, âm đạo ra máu cục. Người bệnh được chẩn đoán sốc mất máu do đờ tử cung sau mổ lấy thai giờ thứ 5.

Siêu âm cho thấy buồng tử cung vị trí đoạn dưới có khối máu tụ 7x10 cm nên các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn và quyết định tiến hành phẫu thuật.

Sản phụ được cứu sống hồi phục sau phẫu thuật

Sản phụ được cứu sống hồi phục sau phẫu thuật

TS.BS Đỗ Tuấn Đạt - Trưởng khoa Sản bệnh A4, bệnh viện Phụ sản Hà Nội – Người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, ghi nhận trong cuộc phẫu thuật, tình trạng của người bệnh rất nặng: Tử cung dính một phần mặt trước vào thành bụng, bàng quang treo cao sát vết khâu cơ tử cung. Tử cung mềm, co kém, tách đẩy bàng quang xuống thấp bộc lộ đoạn dưới tử cung.

Quan sát thấy đoạn dưới tử cung phồng to, tăng sinh nhiều mạch máu, xoang mạch dạng rau cài răng lược.

Bác sĩ tiến hành mở vết mổ cơ tử cung lấy ra 500g máu cục, quan sát thấy diện rau bám chảy máu nhiều đến sát lỗ trong cổ tử cung, tiến hành khâu cầm máu. Trong suốt quá trình phẫu thuật, các bác sĩ dành hết sự tập trung cao độ, chú ý từng chi tiết nhỏ nhất.

Sau khi khâu cầm máu và truyền 3150ml hồng cầu khối nhóm máu O RH(+), 1000ml plasma, 500ml Cryo, 300 ml tiểu cầu, tình trạng của bệnh nhân đã cải thiện. Hiện tại, bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe hoàn toàn.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top