Cứu con mắt cho bệnh nhi bị vỡ sàn sọ

(khoahocdoisong.vn) - Các bác sĩ Đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM đã cắt dây chằng mí ngoài để mở rộng phần mi mắt để đưa nhãn cầu vào lại vị trí vốn có, sau đó nối lại dây chằng, bảo tồn mắt bị tổn thương.

Theo BS Trần Châu Thái, Cố vấn Chuyên môn Đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, khi bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1, nhãn cầu hoàn toàn bị lồi ra ngoài, mí mắt nằm sau cầu mắt, vỡ sàn sọ và có nguy cơ sọ ra ngoài trong phẫu thuật. Một điều khó khăn nữa là phải đẩy được cầu mắt vào trong vì cầu mắt rất mỏng manh, chỉ cần tác động nhẹ là có thể vỡ.

Mắt trái của bệnh nhi 9 tuổi được các bác sĩ Đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cứu trị sau khi lọt ra khỏi ổ mắt hoàn toàn.

Mắt trái của bệnh nhi 9 tuổi được các bác sĩ Đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cứu trị sau khi lọt ra khỏi ổ mắt hoàn toàn. 

Trước đó, bệnh nhi nam (9 tuổi, Cà Mau) tự té trong khi đang chạy xe đạp, ghi đông xe đập vào mắt trái. Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Cà Mau trong tình trạng lồi mắt trái, vỡ sàn sọ. Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM đã tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng mắt trái lồi nhãn cầu, khô giác mạc, xuất huyết kết mạc, chấn thương vỡ sàn sọ. Mắt trái của bé tổn thương nghiêm trọng, thị lực yếu không thể nhìn rõ đồ vật xung quanh. Thời điểm bé được đưa đến Bệnh viện đã quá trễ, nguy cơ không thể cứu được mắt cho bé.

Những ca chấn thương dẫn đến lồi nhãn cầu thông thường khác, phía sau nhãn cầu của bệnh nhân thường có tình trạng máu tụ, từ từ đẩy nhãn cầu lồi ra và nhãn cầu không lồi hẳn hoàn toàn ra ngoài. Phương pháp điều trị là lấy hết máu tụ, từ từ xử trí những tổn thương sau đó đưa nhãn cầu về lại hốc mắt.

“Đây là lần đầu tiên trong hơn 30 năm làm nghề, tôi gặp phải một tai nạn về mắt như vậy và chưa hề có phương pháp điều trị trong sách vở. Nhãn cầu của bé bị đẩy gần như hoàn toàn ra phía ngoài nhưng vùng khoang sau nhãn cầu không tụ máu. Có thể do tai nạn xảy ra quá nhanh, lực va chạm tác động mạnh lên vòng dây chằng của mắt, khiến vòng dây này đẩy mạnh nhãn cầu ra ngoài rồi siết chặt lại không cho mắt đi vào ổ mắt. Bé còn quá nhỏ, chúng tôi không nỡ xử lý loại bỏ mắt nên cố gắng bảo tồn để tìm phương án”, BS Trần Châu Thái chia sẻ.

Ê kip phẫu thuật gồm bác sĩ mắt, răng hàm mặt, ngoại thần kinh, gây mê hồi sức… đã trao đổi với gia đình bệnh nhi để sử dụng một kỹ thuật chưa từng có để giúp bệnh nhi giữ lại con mắt. Các phẫu thuật viên đã tiến hành phẫu thuật mở khoang sau nhãn cầu, cắt 1cm dây chằng mi ngoài mắt trái, sau đó sử dụng kỹ thuật thắt chỉ vào hai mí đưa nhãn cầu về lại vị trí ban đầu, cuối cùng cố định các sợi chỉ để giữ nhãn cầu“ở yên tại vị trí vốn có.

Theo các bác sĩ, đây là cách duy nhất cứu mắt cho cháu bé, nhưng ở vùng mắt, dây thần kinh thị giác, giác mạc rất mỏng manh, dễ tổn thương nên không thể dùng tay đẩy trực tiếp vào. Bên cạnh đó, tuy bé P. bị vỡ sàn sọ nhưng phần vỡ không quá nghiêm trọng, có thể điều trị bảo tồn cho bé. Khó khăn lớn nhất là kỹ thuật viên phải tỉ mỉ, kiên trì đưa nhãn cầu vô từ từ tránh tác động các dây thần kinh liên quan, nhất là tuyệt đối không chạm đến sàn sọ kẻo nơi tổn thương chảy dịch não sẽ thất bại. Ca chỉnh hình mắt kéo dài 30 phút, cuối cùng nhãn cầu đã được trở về vị trí cũ.

Hiện tại, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, vết thương mi trên mắt trái lành tốt, còn sẹo mờ giác mạc trung tâm, giảm phù kết mạc, mắt có thể vận động, bé đã nhìn rõ được đồ vật, không song thị, không lé, thị lực đạt 6/10 (trước đó bệnh nhi không thấy được bàn tay ở trước mặt) sàn sọ vỡ đã khô, đang cải thiện. Sau hai tuần nữa bác sĩ sẽ đo lại thị lực, kiểm tra vận động mắt cho bé đảm bảo không bị để lại di chứng.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top